Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoàng Nam
Thứ năm, 29/06/2023 - 10:06
(Thanh tra)- Ngày 5/3/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Văn bản số 793/BTTTT-THH hướng dẫn thí điểm triển khai tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ). Sau hơn 1 năm triển khai, 63/63 tỉnh, thành phố đã thành lập các tổ CNSCĐ đến từng thôn, tổ dân phố, khu dân cư, khóm, ấp dân cư với hơn 74.422 tổ CNSCĐ và 348.362 thành viên, trong đó 52/63 tỉnh, thành phố hoàn thành 100% đến cấp xã.
Một số thành viên của tổ công nghệ số cộng đồng phường Hồng Sơn (TP Vinh, Nghệ An) đang hướng dẫn về kỹ năng số cơ bản cho người dân. Ảnh: Hải Yến
Mỗi tổ CNSCĐ có từ 4 đến 9 thành viên, trong đó tổ trưởng các tổ dân phố, công an khu vực, ban chấp hành đoàn thanh niên (các chi đoàn, đoàn cơ sở) và doanh nghiệp công nghệ số là lực lượng nòng cốt.
Các thành viên của tổ CNSCĐ có nhiệm vụ “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người” biết, hiểu và thực hiện 5 nội dung kỹ năng số cơ bản: Sử dụng dịch vụ công trực tuyến; mua sắm trực tuyến; thanh toán trực tuyến; tự bảo vệ mình trên không gian mạng; sử dụng nền tảng số khác tùy đặc thù của địa phương.
Để trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng cho các thành viên tổ CNSCĐ, trong tháng 9/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các địa phương, doanh nghiệp công nghệ số tổ chức phổ biến, tập huấn kỹ năng số cho 255.545 thành viên tổ CNSCĐ tại 59/63 địa phương theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Với sự hỗ trợ của Mạng lưới Tổ CNSCĐ, nhận thức, kỹ năng số cơ bản của người dân đã cải thiện, góp phần đạt được những thành quả ban đầu của công cuộc chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt trong việc triển khai các nền tảng số quốc gia, quy mô toàn quốc, tác động trực tiếp tới quyền lợi, trách nhiệm của người dân.
Theo Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, đây là lần đầu tiên chủ trương từ Trung ương được lan tỏa nhanh chóng trong một thời gian rất ngắn. Thông qua tổ CNSCĐ, các chủ trương, chính sách và chỉ đạo về công tác chuyển đổi số quốc gia từ Trung ương tới địa phương mà trực tiếp là người dân được triển khai nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời. Đây là một kết quả đặc biệt đột phá. Tổ CNSCĐ mang tính toàn dân, là đặc trưng Việt Nam, là điểm khác biệt của Việt Nam, là tiền đề cho những kết quả đột phá về chuyển đổi số trong tương lai.
Qua quá trình thí điểm, tổ CNSCĐ tạo ra những kết quả ban đầu đáng ghi nhận, tuy nhiên cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, cụ thể: Các cấp chính quyền ở một số địa phương chưa nhận thức rõ vai trò và nhiệm vụ của tổ CNSCĐ, dẫn đến chưa chủ động dẫn dắt, khởi tạo, định hướng hoạt động của tổ CNSCĐ; hoạt động của tổ CNSCĐ ở một số địa phương chưa hiệu quả, mới chỉ dừng lại ở việc thành lập tổ CNSCĐ và chưa xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể; nhiều thành viên tổ CNSCĐ vẫn chưa nắm vững nội dung, chưa tiếp cận được người dân hoặc chưa biết cách hướng dẫn người dân; chưa có công cụ hỗ trợ tổ CNSCĐ triển khai các hoạt động và chia sẻ kinh nghiệm với nhau một cách hiệu quả; trên phạm vi toàn quốc nói chung và ở đa số các địa phương nói riêng, hiện chưa có cơ chế động viên, khuyến khích, hỗ trợ hoạt động của tổ CNSCĐ; việc đánh giá hiệu quả hoạt động các thành viên tổ CNSCĐ chưa được quan tâm, chưa đo lường được vai trò tham gia đóng góp của tổ CNSCĐ trong thúc đẩy chuyển đổi số tại các địa phương.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2023, tiếp tục thúc đẩy hoạt động mạng lưới tổ CNSCĐ trên toàn quốc để hỗ trợ mạnh mẽ trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp quy mô quốc gia về chuyển đổi số tại địa phương.
Kế hoạch dự kiến sẽ cập nhật, bổ sung khóa học về phát triển tổ CNSCĐ cho cán bộ chính quyền cấp huyện, cấp xã trên nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs); kỹ năng tổ CNSCĐ cho thành viên tổ CNSCĐ và người dân trên nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs).
Hằng tháng, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tổ chức phổ biến, trao đổi, hướng dẫn, hỏi đáp về một chuyên đề cụ thể.
Đồng thời, Bộ cũng đề nghị các tỉnh, thành phố chủ động quyết định việc tổ chức triển khai hoạt động của tổ CNSCĐ, vận dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế chuyển đổi số và các điều kiện đặc thù của địa phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đó là giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động thanh tra được đưa ra tại đề tài khoa học cấp bộ năm “Thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước” do TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ thanh tra, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm, được Hội đồng Khoa học nghiệm thu xếp loại xuất sắc.
Thái Hải
18:05 22/11/2024(Thanh tra) - Ngày 22/11, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Hải Hà
16:27 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Trung Hà
Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam