Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ tư, 10/07/2024 - 19:27
(Thanh tra) - Ngày 10/7, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) đã tổ chức hội thảo góp ý đề cương và nội dung nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở “Điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra của Thanh tra Chính phủ: Thực trạng và giải pháp” do bà Nguyễn Bạch Tuyết, Viện CL&KHTT làm chủ nhiệm.
Bà Nguyễn Bạch Tuyết, Viện CL&KHTT trình bày đề cương nghiên cứu. Ảnh: TH
Theo chủ nhiệm đề tài, Ban Cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 45-NQ/BCSĐ về lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng và tiến độ ban hành kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, trong đó nêu rõ: Công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ còn có những tồn tại, hạn chế, nhất là việc xây dựng kế hoạch tiến hành một số cuộc thanh tra còn dàn trải về nội dung và đối tượng thanh tra; hầu hết các cuộc thanh tra đều không đảm bảo quy định về thời hạn báo cáo kết quả thanh tra và ban hành kết luận thanh tra; một số cuộc thanh tra không thực hiện đúng phạm vi, nội dung, đối tượng thanh tra theo kế hoạch đã được duyệt.
Nghị quyết số 45-NQ/BCSĐ nhấn mạnh, trưởng các đoàn thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức phân công, đôn đốc phó trưởng đoàn thanh tra (nếu có), các thành viên đoàn thanh tra thực hiện các công việc của hoạt động đoàn thanh tra theo đúng quyết định và kế hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt; không được thanh tra vượt phạm vi, đối tượng, nội dung hoặc bỏ lọt, bỏ sót nội dung thanh tra trong kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt.
Việc triển khai thành công kế hoạch tiến hành thanh tra phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện đảm bảo từ khâu chuẩn bị xây dựng kế hoạch cho đến khi triển khai trên thực tế.
Tuy nhiên, theo chủ nhiệm đề tài, thực tiễn tiến hành cuộc thanh tra trong những năm gần đây cho thấy, do chưa đáp ứng được các điều kiện đảm bảo nên việc triển khai kế hoạch tiến hành thanh tra còn tồn tại, hạn chế, cụ thể: Việc thu thập thông tin, tài liệu phụ thuộc nhiều vào đối tượng thanh tra nên trong nhiều trường hợp nội dung của kế hoạch tiến hành thanh tra còn chưa phản ánh hết mục đích của cuộc thanh tra, cũng như những vấn đề cần tập trung làm rõ; do yếu tố đặc thù của hoạt động thanh tra liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và trong nhiều trường hợp để thực hiện nội dung thanh tra đòi hỏi kiến thức chuyên môn của nhiều lĩnh vực, trong khi đó, không phải mọi cán bộ, công chức thanh tra đều đáp ứng được yêu cầu này, do vậy, việc áp dụng các quy định pháp luật trong những trường hợp này nhiều khi còn lúng túng…;
Một số nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra chưa phản ánh đúng mục đích của thanh tra là hướng vào hoạt động quản lý Nhà nước mà chủ yếu đi vào phát hiện các sai phạm của đối tượng thanh tra, điều này dẫn đến nội dung kết luận thanh tra bị cắt khúc, chưa phản ánh đúng thực trạng quản lý Nhà nước của đối tượng được thanh tra. Những hạn chế này phần nào do việc tiến hành thanh tra chưa được thực hiện một cách thống nhất, có hệ thống trên cơ sở kế hoạch tiến hành thanh tra…
Từ những thực tế nêu trên đặt ra nhiệm vụ phải có những nghiên cứu thấu đáo nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp thực tế về các điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra của Thanh tra Chính phủ: Thực trạng và giải pháp” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài có mục tiêu làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện đảm bảo đến việc thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra của Thanh tra Chính phủ. Theo đó, đề tài dự kiến nghiên cứu một số nội dung chính sau: Một số vấn đề chung về điều kiện đảm bảo thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra của Thanh tra Chính phủ; thực trạng điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra của Thanh tra Chính phủ; giải pháp nâng cao chất lượng điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
Góp ý tại hội thảo, Ths Lê Văn Đức, Phó Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Thông tin - Thư viện, Viện CL&KHTT cho rằng, kế hoạch thanh tra cần bám sát vào nội dung thanh tra và cần đảm bảo về thời hạn xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, thời hạn tiến hành thanh tra…
Đề tài cần bổ sung yêu cầu của việc thực hiện tiến hành kế hoạch thanh tra, đảm bảo thực hiện các nội dung thanh tra, đảm bảo về thời hạn, về từng nội dung thanh tra; từ kế hoạch tiến hành thanh tra, cần có sự phân công nhiệm vụ thanh tra; bảo đảm chỉ đạo, điều hành kế hoạch tiến hành thanh tra của người ra quyết định thanh tra; bảo đảm tuân thủ thời hiệu, thời hạn thanh tra; bảo đảm yêu cầu kết luận thanh tra cần có căn cứ rõ ràng…
Theo TS Phạm Thị Huệ - Trưởng phòng Nghiên cứu và Hợp tác phát triển, Viện CL&KHTT, mục 1.2 của đề cương cần đề cập đến quan niệm và các điều kiện đảm bảo thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra, và phần này cần đề cập đến các điều kiện về pháp lý, con người; sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; các nguồn lực về tài chính và các nguồn lực khác; nội dung của kế hoạch thanh tra…
TS Tạ Thu Thủy, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu và Hợp tác phát triển, Viện CL&KHTT cho rằng, kế hoạch tiến hành thanh tra là văn bản để thực hiện kế hoạch thanh tra; Chương I, đề tài cần làm rõ khái niệm, đặc điểm của kế hoạch tiến hành thanh tra; làm rõ chủ thể, mục đích, ý nghĩa của kế hoạch tiến hành thanh tra.
Về điều kiện đảm bảo, ngoài các nội dung đã nêu trên, cần làm rõ, đặc thù của kế hoạch tiến hành thanh tra, mang tính chất nội bộ, căn cứ vào đó, để thành viên đoàn thanh tra, giám sát đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ… để nêu bật đặc điểm mang tính đặc thù của kế hoạch tiến hành thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
Bên cạnh đó, đề tài cũng nhận được các ý kiến góp ý vào nội dung công tác nắm tình hình quyết định thanh tra phải khách quan, minh bạch; việc nghiên cứu cần gắn với kế hoạch tiến hành thanh tra của Thanh tra Chính phủ, vì Thanh tra Chính phủ có nhiều cuộc thanh tra đột xuất, không theo kế hoạch, nên có những đặc điểm cụ thể, khác với các cuộc thanh tra theo kế hoạch thông thường…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang
Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang