Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI trên 8 lĩnh vực

Theo Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN/Vietnam+)

Thứ ba, 16/06/2020 - 22:30

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu các cấp, ngành thành phố tập trung cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI trên 8 lĩnh vực.

Bộ phận một cửa của quận Long Biên, Hà Nội. (Nguồn: hanoi.gov.vn)

Thành phố Hà Nội đang hướng tới xây dựng nền hành chính phục vụ, quản trị hiệu quả và chủ động đáp ứng nhu cầu của người dân; quyết tâm cải thiện, nâng cao chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của thành phố trong năm 2020 và những năm tiếp theo.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu các cấp, ngành thành phố tập trung cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI trên 8 lĩnh vực gồm tổ chức các hoạt động, phương thức phù hợp để người dân được tham gia tích cực và chủ động vào đời sống chính trị, kinh tế, xã hội; phát huy quyền làm chủ của người dân, góp phần cải thiện hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở địa phương.

Thực hiện đúng, đủ việc công khai, minh bạch trong việc ra quyết định theo quy định tại Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; tiếp thu ý kiến đóng góp, kiến nghị, phát giác, thắc mắc của người dân; thực hiện giải đáp, xử lý, điều chỉnh kịp thời, đúng quy định những ý kiến của người dân.

Nâng cao trách nhiệm giải trình với người dân; tăng cường hiệu quả các phương thức tương tác giữa chính quyền và người dân; thực hiện tốt công tác tiếp công dân; tập trung giải quyết có hiệu quả những kiến nghị, khiếu nại tố cáo của công dân.

Tích cực kiểm soát tham nhũng trong chính quyền các cấp, trong các dịch vụ công ích, đặc biệt các lĩnh vực thiết yếu tới đời sống dân sinh: Y tế, Giáo dục, tuyển dụng vào cơ quan nhà nước.

Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính ở các cơ quan hành chính nhà nước; đặc biệt chú trọng các thủ tục hành chính: chứng thực, xác nhận, cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các dịch vụ hành chính cấp xã.

Nâng cao chất lượng các dịch vụ công ích thiết yếu cấp cơ sở như y tế công lập, giáo dục bậc tiểu học; cải thiện cơ sở hạ tầng căn bản đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân: Điện lưới, nước sạch, giao thông, quản lý rác thải, an ninh trật tự...

Nghiêm túc quản trị môi trường; triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường sống của người dân hướng tới phát triển bền vững.

Nỗ lực hơn nữa trong quản trị điện tử; hỗ trợ người dân tiếp cận và thực hiện tốt trách nhiệm phản hồi ý kiến, phản ánh, kiến nghị của người dân thông qua Cổng thông tin điện tử của Thành phố; hỗ trợ người dân tiếp cận và sử dụng mạng internet.

Ủy ban Nhân dân Thành phố giao Sở Nội vụ chủ động, linh hoạt trong hình thức kiểm tra, thời gian kiểm tra, phương thức kiểm tra đối với các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố; xác định địa bàn ưu tiên quận, huyện, thị xã; chú trọng địa bàn kiểm tra trực tiếp tới tận Ủy ban Nhân dân cấp xã, thôn, tổ dân phố.

Thành phố sẽ xây dựng biểu tiêu chí cụ thể liên quan chỉ số PAPI phục vụ công tác kiểm tra tại Ủy ban Nhân dân cấp xã.

Ủy ban Nhân dân cấp huyện, Ủy ban Nhân dân cấp xã chủ động, tăng cường kiểm tra đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc; chấn chỉnh, khắc phục kịp thời các thiếu sót, tồn tại trong thực hiện chức trách, thực thi công vụ của các tổ chức, cá nhân trong cơ quan nhà nước.

Ủy ban Nhân dân cấp huyện sử dụng kết quả kiểm tra và đưa nội dung thực hiện Kế hoạch vào tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các xã, phường, thị trấn.

Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội chỉ đạo cần tập trung cải cách hành chính, tiết giảm các thủ tục rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, hướng tới thu hút đầu tư tốt từ bên ngoài.

Liên tiếp trong 3 năm qua (2017-2019), thành phố Hà Nội xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về chỉ số cải cách thủ tục hành chính. Để tiếp tục duy trì, nâng cao chỉ số cải cách hành chính năm 2020 và các năm tiếp theo, Ủy ban Nhân dân Thành phố yêu cầu các đơn vị tiếp tục duy trì các chỉ số, chỉ số thành phần đạt kết quả cao; nâng cao các chỉ số, chỉ số thành phần chưa có sự cải thiện, đạt điểm thấp; phấn đấu chỉ số cải cách hành chính của Thành phố năm 2020 đạt kết quả cao, đứng đầu cả nước.

Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu các cấp, ngành tiếp tục triển khai có hiệu quả, toàn diện các Chương trình, Kế hoạch công tác của Thành phố; Kế hoạch cải cách hành chính và các Kế hoạch chuyên đề… bảo đảm chất lượng, hoàn thành 100% kế hoạch.

Thực hiện đầy đủ và đúng tiến độ các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy Hà Nội, Hội đồng Nhân dân Thành phố giao; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức; đặc biệt là trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; nhận thức của người dân, tổ chức về công tác cải cách hành chính.

Bên cạnh đó, các cấp, ngành tăng cường công tác kiểm tra, tái kiểm tra; hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị; xử lý kịp thời các vấn đề phát hiện qua kiểm tra; phát huy tính năng động, sáng tạo của các cơ quan, đơn vị trong công tác cải cách hành chính.

Trọng tâm trong năm 2020 là các giải pháp triển khai hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông và cải thiện, nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm