Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ tư, 31/08/2022 - 22:51
(Thanh tra) - Đó là một trong những đề xuất để nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra của các đại biểu tham dự hội thảo đề tài khoa học cấp bộ “Kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra” do TS Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra làm chủ nhiệm được tổ chức vào ngày 31/8.
TS Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra trình bày nội dung đề tài. Ảnh: TH
Thành lập đoàn giám sát, tổ giám sát để giám sát hoạt động của đoàn thanh tra
Theo Ban Chủ nhiệm, đề tài nghiên cứu 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra; Chương 2: Thực trạng chính sách, pháp luật và thực tiễn về kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra; Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Quỳnh Thanh, Thanh tra tỉnh Quảng Ninh chia sẻ, việc kiểm soát quyền lực từ bên trong hệ thống hành chính Nhà nước đối với chủ thể thanh tra nhà nước hiện nay về phương thức kiểm soát đang được áp dụng hiệu quả nhất có thể kể đến là việc thành lập đoàn giám sát, tổ giám sát để giám sát, kiểm tra hoạt động của đoàn thanh tra; việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra… nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra và phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động các đoàn thanh tra.
Tại Thanh tra Quảng Ninh, thực hiện theo sự hướng dẫn, chỉ đạo chung của Thanh tra Chính phủ, từ năm 2016 lãnh đạo cơ quan đã xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh ra quyết định thành lập Phòng Giám sát, Kiểm tra và xử lý sau thanh tra để thực hiện chức năng về giám sát, kiểm tra hoạt động của đoàn thanh tra do Thanh tra tỉnh triển khai; thẩm định dự thảo các kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh trước khi ban hành.
Ngoài ra, Thanh tra tỉnh còn chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh một số giải pháp nhằm kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra như: Tham mưu cho Tỉnh ủy phê duyệt, ban hành chương trình đồng bộ kiểm tra giám sát, thanh tra hằng năm của tỉnh theo hướng bảo đảm thống nhất, đồng bộ về nội dung, chương trình cả hệ thống chính trị, hạn chế tối đa việc trùng lặp về chủ thể triển khai, đối tượng thực hiện, nội dung kiểm tra, giám sát trên cùng một địa bàn đơn vị.
Thanh tra tỉnh kết hợp kiểm soát việc thực hiện hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành và việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống thanh nhũng, lãng phí, tiêu cực của các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh.
Ông Lê Quang Linh, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tổng hợp, Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho biết, đặc trưng của các vụ việc tham nhũng, tiêu cực xảy ra trong hoạt động công vụ của cơ quan thanh tra Nhà nước là hầu hết các vụ việc đều vi phạm có tổ chức, có sự bàn bạc, thống nhất, phân công trách nhiệm giữa cán bộ thanh tra để cùng thực hiện hành vi vi phạm, hay là cán bộ thanh tra nhận hối lộ để bỏ qua vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhan trong những vụ việc cụ thể hoặc có hành vi chủ động dọa nạt, vòi vĩnh, đòi hối lộ để bỏ qua vi phạm, thậm chí một số vụ việc đã có hành vi hối lộ thường kỳ để bảo kê cho hoạt động vi phạm. Cá biệt, có vụ việc người đứng đầu cơ quan thanh tra Nhà nước đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để cản trở hoạt động thanh tra nhằm bao che cho vi phạm…
Theo ông Linh, việc kiểm soát hoạt động thanh tra tại TTCP thể hiện rõ nét tại các quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Ban Cán sự Đảng TTCP, Ban Cán sự Đảng TTCP chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về mọi mặt công tác của TTCP, tổ chức cán bộ đến thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Các chủ trương, chính sách, chỉ thị, kết luận của Trung ương được Ban Cán sự Đảng cụ thể hóa thành chương trình hành động, kế hoạch công tác để lãnh đạo, chỉ đạo TTCP và toàn ngành thực hiện, báo cáo kết quả khi có yêu cầu. Ban Cán sự Đảng quyết định việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các đơn vị thuộc TTCP.
Thực hiện công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra
Ông Phạm Xuân Anh, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh, trong những năm qua, hiện tượng vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra diễn ra phổ biến, gây hậu quả nghiêm trọng, ở một số nơi đã đến mức báo động, làm giảm hiệu quả hiệu lực của hoạt động thanh tra trong quản lý Nhà nước. Các chủ thể thực thi quyền lực trong hoạt động thanh tra không tuân thủ quy định về quyền, nghĩa vụ, trình tự thủ tục, thời gian thanh tra; trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra có thể vi phạm pháp luật như cố tình bỏ qua hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra, kiến nghị xử lý chưa đúng…
Để kiểm soát tốt quyền lực trong hoạt động thanh tra, ông Xuân Anh đề xuất, cần phải xác định đối tượng, phạm vi, nội dung cần thanh tra để từ đó có kế hoạch phù hợp; giám sát, kiểm tra chặt chẽ quá trình triển khai hoạt động của đoàn thanh tra; kết thúc thanh tra cần phải nêu rõ những vấn đề liên quan tới nội dung thanh tra; xử lý hoặc kiến nghị những hành vi tham nhũng được phát hiện trong quá trình thanh tra.
Bên cạnh đó, cần xây dựng ngành Thanh tra có tính độc lập tương đối với hoạt động quản lý Nhà nước. Cần tăng thẩm quyền cho các cơ quan thanh tra, đổi mới căn bản trình tự, thủ tục, cách thức tiến hành thanh tra, nhất là quy trình ra kết luận thanh tra để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, tính khách quan, trung thực, tuân thủ pháp luật của hoạt động thanh tra. Cùng với đó, cần xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực đối với hoạt động thanh tra theo hướng xây dựng các tiêu chí để đánh giá tính đúng đắn của các kết luận thanh tra…
Ông Hà Bình Dương, Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra, TTCP, cho rằng, có nhiều cách để kiểm soát hoạt động thanh tra như: Kiểm soát bằng quy định của pháp luật, kiểm soát bằng phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ, kiểm soát từ bên ngoài hoặc từ bên trong… Một trong những cách kiểm soát hoạt động thanh tra từ trong nội bộ là thực hiện công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra.
Tại TTCP, qua thực tiễn cho thấy, công tác giám sát hoạt động đoàn thanh tra đã giúp lãnh đạo có thể giúp lãnh đạo nắm bắt kịp thời và có biện pháp xử lý một số vấn đề còn vướng mắc nảy sinh trong công tác quản lý, giúp đoàn thanh tra chấp hành tốt hơn Quy chế Hoạt động đoàn, đảm bảo đúng trình tự thủ tục, tiến hành thanh tra; chấp hành tốt quy tắc ứng xử cán bộ, góp phần bảo vệ cán bộ, thanh tra viên khi đoàn thanh tra bị tố cáo…
Khi thực hiện giám sát đã nhận diện một số hành vi vi phạm quy định hoặc có các hành vi có dấu hiệu của tiêu cực trong hoạt động thanh tra như: Bố trí, tạo điều kiện cho cán bộ thanh tra có quan hệ thân thiết với đối tượng thanh tra hoặc có đầu tư kinh doanh chung với đối tượng thanh tra hoặc hi hữu có trường hợp người thân của thành viên đoàn thanh tra sau khi kết thúc thanh tra lại làm việc ngay ở đó…
Ông Dương đề xuất, trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả công tác giám sát gắn với kiểm soát hoạt động thanh tra cần sửa đổi, bổ sung các quy định về pháp luật về công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra. Nghiên cứu thay đổi phương thức giám sát hoạt động đoàn thanh tra theo hướng: Đẩy mạnh giám sát công việc của từng thành viên đoàn thanh tra và công việc chung của đoàn; tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của thủ trưởng cơ quan thanh tra, quan tâm đến việc chỉ đạo đoàn thanh tra tiếp thu ý kiến thẩm định…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam