Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 19/02/2019 - 13:48
(Thanh tra)- TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, sức nóng và yêu cầu cải cách, nâng cao hiệu quả phục vụ doanh nghiệp đang tăng lên, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, lan tỏa và hướng tới sự chuyển biến rõ rệt hơn trong năm 2019.
Bộ Xây dựng vận hành trung tâm một cửa hành chính tập trung. Ảnh minh họa: Thu Hằng
Theo đó, trong năm 2019, các bộ và cơ quan ngang bộ tiếp tục rà soát, trình Chính phủ bãi bỏ, đơn giản hoá các điều kiện kinh doanh không rõ ràng, không cụ thể, không khả thi trước quý III/2019. Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ soạn thảo Luật sửa đổi các luật có liên quan trình Chính phủ để trình Quốc hội bãi bỏ, đơn giản hoá các điều kiện kinh doanh được quy định tại các luật chuyên ngành theo phương án đã được phê duyệt.
Đồng thời, công bố đầy đủ các điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ, các điều kiện kinh doanh đã được đơn giản hoá trong năm 2018. Các địa phương không được tự đặt thêm điều kiện kinh doanh trái quy định của pháp luật và xử lý nghiêm những cán bộ, công chức không thực hiện đúng, đầy đủ các qui định mới về điều kiện kinh doanh.
Trên thực tế, chất lượng môi trường kinh doanh Việt Nam đã cải thiện khá đều đặn, có tính liên tục trong các năm gần đây và kết quả này được các tổ chức trong và ngoài nước tiếp nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, theo Báo cáo Môi trường kinh doanh 2019 của Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện đã xác định Việt Nam đứng thứ 69/190 nền kinh tế về môi trường kinh doanh, tức tụt một bậc so với năm trước. Bên cạnh một số chỉ số có mức cải thiện nhanh, vẫn còn nhiều chỉ số cải thiện chậm.
Đặc biệt, một số chỉ số bị tụt hạng mạnh so với khu vực và thế giới như: giải quyết phá sản doanh nghiệp năm 2018 giảm 8 bậc so với năm 2016; giao dịch thương mại qua biên giới giảm 7 bậc từ 93 xuống thứ 100. Trong đó, nguyên nhân chính được xác định là do chỉ số nộp thuế chậm cải thiện và chưa được ghi nhận.
Kết quả trên được chỉ ra trong bối cảnh ngành Thuế đang tập trung cải cách toàn diện, nhất là giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp và vì vậy đây là sự đáng tiếc cũng như xác định ngành này cần phải chủ động hơn, có biện pháp thiết thực hơn trong hỗ trợ doanh nghiệp để có thể cải thiện thứ hạng trong lần đánh giá của năm tiếp theo.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nguyên do là đổi mới phương thức thực hiện quản lý Nhà nước, nhất là từ tiền kiểm sang hậu kiểm và quản lý rủi ro ở một số ngành, cơ quan còn chậm, thiếu chủ động, chưa quyết liệt. Trên thực tế, hiện mới chỉ tập trung vào các chỉ số nhằm tháo gỡ vướng mắc khi có sức ép mạnh từ cộng đồng doanh nghiệp hoặc chỉ đạo từ cấp có thẩm quyền.
Những chỉ số ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức, dẫn tới hành động cải cách chưa thực chất, còn hình thức. Điều này dẫn tới chi phí không chính thức của doanh nghiệp trong khởi sự kinh doanh cũng như chi phí về thời gian, tiền bạc của người dân trong tiếp cận các dịch vụ công đã giảm nhưng vẫn còn nhiều. Không ít nơi, người dân, doanh nghiệp vẫn bị gây khó khăn nhũng nhiễu bởi những quy định còn nặng tính cục bộ của một số cơ quan công quyền và một bộ phận công chức, viên chức.
Hiện, vấn đề cốt yếu và có tính bản chất nhất vẫn là cải cách thể chế, cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh thực chất đến đâu, có mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp hay không.
Ông Nguyễn Phương Bắc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh cho rằng, bản thân ông đã được nghe phản ánh có trường hợp đến làm thủ tục tại bộ phận “một cửa” tại cơ quan quản lý hành chính nhưng ngay sau đó vẫn phải bước vào phía trong để gặp người giải quyết vấn đề của mình nhanh hơn.
TS. Nguyễn Đình Cung cho biết thêm, thời gian qua, tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” đã được phát hiện, nhận diện. Tuy nhiên, đến nay vẫn cần tập trung đôn đốc, để không còn tồn tại thực trạng trên.
“Số lượng điều kiện kinh doanh, mặt hàng kiểm tra chuyên ngành được cắt giảm cũng đáng ghi nhận, nhưng đó vẫn thuần túy về mặt số lượng; quan trọng vẫn là tác dụng thực chất là bao nhiêu, hỗ trợ doanh nghiệp đến đâu. Cần tìm cách xác định và có góc nhìn công bằng, vì sự phát triển của doanh nghiệp cũng như từ đó doanh nghiệp có thể đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế...”, ông Cung nhấn mạnh.
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, xây dựng thể chế, pháp luật, cơ chế chính sách cần được đặc biệt chú trọng và phải coi là một nhiệm vụ trọng tâm của năm 2019. Đối với những cơ chế, chính sách, quy định pháp luật nào không còn phù hợp, cản trở đối với phát triển kinh tế - xã hội thì cần phải sửa đổi, bổ sung ngay. Đó chính là hành động thiết thực để các doanh nghiệp, người dân, nền kinh tế có thể phát huy sáng tạo, tham gia vào cách mạng công nghiệp 4.0…/.
Thúy Hiền
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Trần Quý