Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Đổi mới công tác truyền thông của Thanh tra Chính phủ

Thái Hải

Thứ năm, 10/12/2020 - 15:17

(Thanh tra) - Ngày 10/12, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) tổ chức hội thảo hoàn thiện nghiên cứu Đề tài Khoa học “Đổi mới công tác truyền thông của Thanh tra Chính phủ”. Đề tài do TS.Nguyễn Thị Thu Nga, Viện CL&KHTT làm chủ nhiệm.

TS.Nguyễn Thị Thu Nga trình bày đề tài. Ảnh: TH

Theo TS.Nguyễn Thị Thu Nga, truyền thông của Thanh tra Chính phủ  (TTCP) là truyền thông Nhà nước, mang đặc điểm của truyền thông Nhà nước và một số đặc thù. Chủ thể truyền thông là TTCP với vị trí là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

Các lĩnh vực hoạt động của TTCP mang tính chất đảm bảo pháp chế, thông tin TTCP nắm giữ có khả năng tác động lớn đến uy tín của các cơ quan Nhà nước, sự ổn định chính trị-xã hội, rất nhạy cảm về chính trị và dễ bị thế lực thù điịch lợi dụng để chống phá.

Nhiệm vụ chính là cung cấp và tiếp nhận thông tin phản hồi về nội dung về việc thực thi chính sách, pháp luật của TTCP, ngành Thanh tra, các cơ quan Nhà nước có liên quan, nâng cao nhận thức, định hướng dư luận, thiết lập quan hệ với công chúng xây dựng hình ảnh của cơ quan, tổ chức.

Phạm vi nội dung truyền thông lệ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ được giao nên nội dung truyền thông chủ yếu gồm: Hoạt động của TTCP, tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tham nhũng, tiêu cực, việc thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, công tác phòng, chống tham nhũng.

“Qua đó, giúp người dân hiểu đúng về ngành Thanh tra, xây dựng hình ảnh thực tế của ngành; xử lý sự cố, khủng hoảng truyền thông, định hướng dư luận xã hội liên quan đến hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng” - TS.Thu Nga khẳng định.

Các hoạt động truyền thống mà TTCP cần phải tiến hành bao gồm: Thông tin báo chí (công tác báo chí ngành, theo dõi bão chí và dư luận xã hội, họp báo, cung cấp thông tin, quan hệ báo chí ngoài ngành, sử dụng người phát ngôn…), xử lý sự cố và khủng hoảng thông tin, tổ chức sự kiện (hội thảo, tọa đàm, ngày hội…) và các hoạt động truyền thông khác…

TS.Thu Nga cho biết, thực tế công tác truyền thông ở TTCP tập trung tại Vụ Kế  hoạch Tổng hợp, là đơn vị đầu mới cung cấp thông tin của TTCP theo Luật Tiếp cận thông tin và các văn bản hướng dẫn thi hành; chủ trì, phối hợp với các cục, vụ, đơn vị giúp Tổng Thanh tra viết bài báo, trả lời phỏng vấn báo chí về những vấn đề chung của ngành. Tuy nhiên, trong cơ cấu tổ chức của Vụ không có phòng truyền thông, thông tin.

Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra, Cổng Thông tin điện tử của TTCP, Trang Thông tin của Viện CL&KHTT hoạt động theo các quyết định của Tổng Thanh tra, cung cấp thông tin đến với công chúng, truyền truyền phổ biến chính sách, pháp luật và hoạt động của ngành. Các đơn vị này thuận lợi trong việc dễ dàng nắm bắt được trực tiếp thông tin để truyền tải tới công chúng.

Tuy nhiên, còn phân tán, gây lãng phí nguồn nhân lực khi nhiều đơn vị báo chí ngành cùng lấy tin, đưa tin cùng lúc về một hoạt động của ngành. Trong khi đó, lại thiếu nguồn lực để phục vụ cho các nội dung hoạt động truyền thông quan trọng khác.

“Tóm lại, TTCP chưa có bộ phần truyền thông chuyên nghiệp để quản lý thống nhất hoạt động truyền thông của cơ quan, cung cấp thông tin cho báo chí ngoài ngành, quan hệ với báo chí mà chức năng này đang được tích hợp vào Vụ Kế hoạch Tổng hợp. Hoạt động truyền thông về cung cấp thông tin, tuyên truyền được thực hiện thông qua các đơn vị báo chí ngành, cổng thông tin điện tử và trang tin điện tử của một số đơn vị sự nghiệp trực thuộc TTCP. Tổ chức bộ máy phục vụ cho công tác truyền thông TTCP vừa chồng chéo trong một số hoạt động, lại vừa bỏ trống một số hoạt động quan trọng” - TS.Nga nhấn mạnh.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: TH

Bà Nga đưa ra 2 phương án đổi mới tổ chức bộ máy truyền thông như: Thành lập đơn vị chuyên trách phụ trách công tác truyền thông của TTCP, có thể là thành lập Vụ Truyền thông hoặc thành lập Phòng Truyền thông thuộc đơn vị hiện có của TTCP (Văn phòng/Trung tâm Thông tin).

Phương án 2: Thành lập Trung tâm Truyền thông đa phương tiện của TTCP trên cơ sở hợp nhất Cổng Thông tin điện tử, Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra, các trang điện tử… Trung tâm này sẽ được tổ chức thành các bộ phận khác nhau vừa để thực hiện các nhiệm vụ truyền thông hiện nay đang giao cho Vụ Kế hoạch Tổng hợp, và thực hiện các nhiệm vụ truyền thông còn bỏ trống và nhiệm vụ của các kênh truyền thông được hợp nhất.

Trung tâm Truyền thông trở thành đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, sử dụng một phần kinh phí từ ngân sách Nhà nước tiến tới tăng dần sự chủ động về kinh phí hoạt động.

Trung tâm Truyền thông ngoài những chức năng, nhiệm vụ truyền thông chuyên trách giống như Vụ Truyền thông ở phương án còn có chức năng là cơ quan ngôn luận, báo chí, truyên truyền của cơ quan. Các ấn phẩm Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra in vẫn được duy trì như trước đây…

Cho ý kiến tại hội thảo, ông Cung Phi Hùng, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT yêu cầu đề tài cần bổ sung mục tiêu đề tài theo hướng xác định trong TTCP có bao nhiêu nội dung cần phải truyền thông (chính sách pháp luật của ngành Thanh tra; kênh truyền thông đào tạo từ xa về chính sách pháp luật, công khai minh bạch, phòng, chống tham nhũng; xây dựng đội ngũ làm công tác truyền thông; hoàn thiện pháp luật nhằm xây dựng công tác truyền thông của TTCP).

Bên cạnh đó, các loại hình truyền thông cần nêu bất cập và đề xuất giải pháp đổi mới công tác truyền thông, hướng đổi mới công tác truyền thông của TTCP.

Phạm Thị Thu Hiền, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT nhấn mạnh: Đề tài đặt ra nhiều nội dung, nhiều khía cạnh và những vấn đề đặt ra trong công tác truyền thông của TTCP. Đề tài khai tác sâu các vấn đề truyền thông của TTCP và một số bộ, ngành, địa phương.

Tuy nhiên theo bà Hiền, đề tài cần chỉ rõ kinh nghiệm truyền thông của một số bộ, ngành để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp có thể học kinh nghiệm.

Việc đề xuất tích hợp Báo, Tạp chí và Cổng Thông tin điện tử để trở thành Trung tâm Truyền thông thành đơn vị sự nghiệp hành chính có thu cần nghiên cứu, xem xét lại.

Còn ông Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT đề nghị Ban Chủ nhiệm đề tài tại Phần 1 cần làm rõ thêm vấn đề về công tác truyền thông, báo chí chỉ là một hình thức truyền thông, hiện nay còn nhiều hình thức truyền thông khác, đề tài có thể nghiên cứu thêm.

Ông Khanh cũng đưa ra câu hỏi: Mục đích truyền tải thông tin là gì? Để thực hiện tốt nhiệm vụ được Nhà nước giao (thanh tra, phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo), quảng bá hình ảnh của ngành mang tính thông tin kịp thời, chính xác và phải làm rõ đối tượng tiếp cận thông tin từ công tác truyền thông của TTCP.

Theo ông Khanh, nguyên tắc của công tác truyền thông gắn với nhiệm vụ của ngành Thanh tra ở 5 nhóm nhiệm vụ được giao.

Đề tài cũng cần khái quát lại các hình thức truyền thông và lựa chọn hình thức nào phù hợp cho hình ảnh truyền thông của ngành Thanh tra.

Tại Phần 2: Đánh giá tình hình truyền thông hiện nay đối với các nhiệm vụ công tác của ngành (5 lĩnh vực công tác của ngành) thì việc cung cấp thông tin cho báo chí chỉ là một đối tượng cung cấp thông tin, do đó, cần mở rộng thêm đối tượng cung cấp thông tin trong công tác truyền thông của ngành.

Mặt khác cần quy định trách nhiệm của các đơn vị trong nâng cao nhận thức, đẩy mạnh công tác truyền thông của TTCP.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm