Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 03/01/2023 - 18:03
(Thanh tra) - Tại buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp bất thường lần 2, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Hoàng Mai trả lời báo chí về các quy định Hội đồng Y khoa quốc gia; tài chính trong bệnh viện.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Hoàng Mai. Ảnh: Đ.X
Chiều ngày 3/1, Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị vào chiều ngày 4/1; khai mạc ngày 5/1 và bế mạc vào ngày 9/1.
Một trong những nội dung tại kỳ họp bất thường này là Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Trước đó, tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022), sau khi thảo luận ở hội trường về Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Quốc hội đã quyết định chưa xem xét thông qua để có thêm thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.
Đến nay, dự thảo luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện có 12 chương, 123 điều, nhiều hơn 3 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4.
Tại buổi họp báo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Hoàng Mai trả lời báo chí về các quy định Hội đồng Y khoa quốc gia; tài chính trong bệnh viện.
Theo ông Nguyễn Hoàng Mai, về Hội đồng Y khoa quốc gia còn nhiều ý kiến khác nhau.
Ông thông tin, dự thảo quy định đây là tổ chức do Thủ tướng thành lập và chỉ quy định khung, sau này Chính phủ sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tổ chức cụ thể, chứ không quy định chi tiết trong luật.
“Đây sẽ là cơ quan tổ chức kỳ thi độc lập với cơ quan cấp phép và tổ chức đào tạo", ông Mai nói.
Về tài chính trong bệnh viện, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nhận mạnh đây là vấn đề rất khó. Cơ quan chủ trì thẩm tra là Ủy ban Xã hội cùng cơ quan soạn thảo của Chính phủ đã tiếp thu tối đa các ý kiến đại biểu để quy định nguyên tắc cơ bản nhất, sau đó Chính phủ sẽ có hướng dẫn, quy định chi tiết trong các nghị định.
Với cơ chế tự chủ bệnh viện, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội thông tin, dự thảo luật quy định rõ nguyên tắc Nhà nước đảm bảo ngân sách chi cho các hoạt động mà Nhà nước giao nhiệm vụ cho bệnh viện.
Theo đó, các bệnh viện công khi tự chủ sẽ được tự chủ về tổ chức nhân sự, tổ chức hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các luật khác liên quan.
Riêng tự chủ về tài chính, theo ông Mai, dự thảo luật quy định rõ các bệnh viện được tự quyết định nội dung, mức thu những nội dung không phải do Nhà nước định giá.
“Với nguồn thu khi đã thu được rồi các bệnh viện có quyền quyết định sử dụng theo quy định của pháp luật liên quan và Chính phủ quy định chi tiết các nội dung này", ông Mai cho hay.
Về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, ông Mai nhận định đây là nội dung khó nhất. Theo ông, dự thảo quy định cụ thể về yếu tố hình thành giá, chi phí cấu thành giá cũng như nguyên tắc định giá và thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước trong việc ban hành phương pháp định giá khám bệnh, chữa bệnh.
Tuy nhiên, về thẩm quyền quyết định giá, ông Mai cho hay, dự thảo luật quy định cơ sở khám, chữa bệnh tự nhân sẽ tự quyết định giá trên cơ sở phương pháp định giá của Bộ Y tế và kê khai giá theo Luật Giá.
Còn về cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước, ông Mai nói hiện vẫn còn 2 luồng ý kiến khác nhau.
Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, Nhà nước chỉ quy định khung giá đối với khám chữa bệnh được chi trả bằng bảo hiểm y tế, còn các nội dung ngoài bảo hiểm y tế thì cơ sở khám chữa bệnh được tự quyết định trên cơ sở phương pháp xác định giá của cơ quan quản lý Nhà nước.
Luồng ý kiến thứ 2 cho rằng, Bộ Y tế cần quy định khung giá, tức mức giá tối đa cho dịch vụ khám, chữa bệnh và giao cho tác tổ chức quyết định giá cụ thể. Chẳng hạn, các bệnh viện thuộc Bộ Y tế sẽ do Bộ Y tế quyết định, bệnh viện thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng sẽ do Bộ Quốc phòng quyết định. Trường hợp các cơ sở theo hình thức đối tác công tư (PPP) hoặc tự chủ hoàn toàn thì được quyền tự quyết định theo khung giá của Bộ Y tế.
“Hiện nay các cơ quan đang báo cáo cơ quan có thẩm quyền về việc trình ra Quốc hội cho ý kiến về thẩm quyền định giá dịch vụ khám, chữa bệnh trong bệnh viện Nhà nước”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nói.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý