Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội

Thanh Thanh

Thứ sáu, 06/10/2023 - 23:07

(Thanh tra) - Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng đã nhấn mạnh như vậy tại hội nghị cho ý kiến vào dự thảo kế hoạch giám sát, phản biện xã hội năm 2024 và dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, vừa diễn ra chiều nay (6/10).

Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội. Ảnh: Q.V

Tại hội nghị, các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận góp ý vào kế hoạch giám sát, phản biện xã hội của UBTƯ MTTQ Việt Nam trong năm 2024; góp ý vào các nội dung báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng đã thông tin về kế hoạch giám sát và phản biện xã hội của UBTƯ MTTQ Việt Nam trong năm 2024 sẽ tập trung giám sát 4 nội dung. Trong đó, có nội dung giám sát một số vụ việc khiếu nại, tố cáo khi có yêu cầu thực tế theo Chương trình Phối hợp số 02/CTPH-MTTQ-TTCP-BTP-HLG-LĐLS ngày 11/10/2018 giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam và Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Kế hoạch cũng nêu rõ kế hoạch giám sát của Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho biết, cùng với những nội dung giám sát trong kế hoạch, trong trường hợp cần thiết, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam, Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội có thể thực hiện giám sát đối với một số lĩnh vực khác khi phát sinh vấn đề nổi cộm, được dư luận quan tâm, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, đoàn viên, hội viên theo quy định của Luật MTTQ Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan.

Thông tin về hoạt động phản biện xã hội, ông Nguyễn Hữu Dũng nêu rõ, trong năm 2024, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ chủ trì phản biện xã hội đối với Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; phản biện xã hội Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Về phía các tổ chức chính trị - xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì phản biện xã hội Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam phản biện xã hội Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.

Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì phản biện xã hội Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); phản biện xã hội Dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam chủ trì phản biện xã hội Dự thảo Luật Phòng không nhân dân và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phản biện xã hội dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên và dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).

Tiếp thu các ý kiến tại hội nghị, Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng đề nghị, các ban, đơn vị liên quan tiếp thu, bổ sung hoàn thiện dự thảo kế hoạch giám sát, phản biện xã hội của UBTƯ MTTQ năm 2024.

Ông Nguyễn Hữu Dũng cũng nhấn mạnh, khi kế hoạch giám sát được ban hành, các cơ quan cần chủ động xây dựng các kế hoạch triển khai cụ thể, phối hợp chặt chẽ, bảo đảm chất lượng và tiến độ theo yêu cầu.

Trong quá trình triển khai cần tăng cường sự phối hợp của Mặt trận và các tổ chức thành viên, tạo cơ chế huy động sự tham gia của thành viên các Hội đồng tư vấn, các chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội.

Các ban đơn vị liên quan tổng hợp các ý kiến và tiến hành rà soát các nội dung; trên cơ sở đó báo cáo Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam để xây dựng bản báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam thực tế, khách quan, chân thực phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân và cử tri, Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng lưu ý.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm