Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lan Vy
Thứ bảy, 02/07/2022 - 11:41
(Thanh tra) - Đó là khẳng định của lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định tại báo cáo kết quả thực hiện chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật 6 tháng đầu năm 2022 trên địa bàn, ngày 23/6/2022.
Ảnh minh họa: Lan Vy
Đánh giá việc cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật của tỉnh nêu rõ: Các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) do HĐND, UBND tỉnh ban hành đều tuân thủ quy định về thẩm quyền, hình thức, trình tự thủ tục xây dựng, ban hành văn bản QPPL; đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
100% các văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành đều được Sở Tư pháp thẩm định theo đúng quy định. Các văn bản QPPL đều đảm bảo yêu cầu về thẩm quyền, nội dung và hình thức theo quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP).
Từ đầu năm đến nay, các sở, ban, ngành đã tiến hành rà soát và tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản để thay thế 12 văn bản, trong đó có 01 nghị quyết của HĐND tỉnh; sửa đổi, bổ sung 04 văn bản là quyết định của UBND tỉnh.
Ngoài ra, thực hiện theo quy định tại Điều 157 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP về công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-UBND ngày 14/01/2022 về việc công bố danh mục văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần năm 2021. Theo đó, có 82 văn bản hết hiệu lực toàn bộ, 20 văn bản hết hiệu lực một phần.
UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng đã kịp thời tổ chức rà soát các văn bản do HĐND, UBND cùng cấp ban hành. Trên cơ sở kết quả rà soát, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành quyết định công bố danh mục văn bản QPPL của HĐND, UBND hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần theo quy định.
Công tác kiểm tra văn bản QPPL được thực hiện thường xuyên và hiệu quả. Thông qua hoạt động kiểm tra văn bản QPPL đã đánh giá toàn diện hệ thống văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh, giúp cơ quan có thẩm quyền kịp thời ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, hoặc ban hành mới những văn bản trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với tình hình thực tế, nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL ở địa phương.
Công tác rà soát văn bản QPPL được các sở, ngành thực hiện thường xuyên, kịp thời đề xuất xử lý đối với những văn bản không còn phù hợp với quy định của pháp luật cũng như tình hình thực tế tại địa phương. Việc kịp thời xử lý, công bố văn bản sau rà soát đã góp phần đảm bảo được tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước tại địa phương.
Ngay khi văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh được ban hành, Sở Tư pháp đã kịp thời cập nhật trên Cơ sở Dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định tại Nghị định số 52/2015/NĐ-CP.
Cũng theo báo cáo, công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL luôn được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo sâu sát; các cơ quan, đơn vị đã kịp thời rà soát các văn bản QPPL của cấp trên và tình hình thực tế của địa phương để tham mưu UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh quyết định nhiều chủ trương, chính sách quan trọng.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tỉnh Bình Định đã ban hành 142 văn bản QPPL của HĐND, UBND. Các văn bản do HĐND, UBND các cấp ban hành cơ bản đảm bảo trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương, tạo môi trường và hành lang pháp lý đảm bảo cho việc phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.
Về kết quả công tác thẩm định văn bản QPPL, từ ngày 01/01/2022 đến nay, Sở Tư pháp đã tham mưu, giúp UBND tỉnh thẩm định 53 dự thảo văn bản QPPL (16 nghị quyết, 37 quyết định). Công tác thẩm định văn bản QPPL được thực hiện đúng quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL và các nghị định hướng dẫn thi hành.
Các sở, ngành được giao chủ trì soạn thảo văn bản đều chủ động gửi dự thảo văn bản đến Sở Tư pháp để thẩm định theo quy định.
Báo cáo thẩm định cơ bản đạt chất lượng, nhiều ý kiến của cơ quan thẩm định được đánh giá cao, góp phần ngăn chặn ngay từ đầu những vấn đề không khả thi hoặc có dấu hiệu trái pháp luật của văn bản.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương