Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Hà
Thứ năm, 14/11/2024 - 15:06
(Thanh tra) - Ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh "không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình".
Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội nghị Triển khai Luật Thủ đô. Ảnh: HH
Hội thảo “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, diễn ra sáng nay (14/11) đã thu hút nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học.
Hội thảo do Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.
Tháo gỡ các điểm nghẽn
PGS.TS Lê Hải Bình cho biết, Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Luật gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012), bám sát 5 quan điểm chỉ đạo xây dựng dự thảo và 9 nhóm chính sách đã được Quốc hội quyết định với nhiều nội dung mới.
Luật hướng đến việc phân quyền, phân cấp mạnh mẽ trên các lĩnh vực... cùng nhiều giải pháp chính sách đặc thù, vượt trội, phù hợp với tình hình thực tiễn, định hướng phát triển đất nước, Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn mới.
“Luật Thủ đô đã xóa nhiều rào cản hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, đồng thời khơi thông pháp lý để Thủ đô Hà Nội phát triển bền vững và hiện đại”, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.
Tổ chức hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được 62 bài viết của các tác giả là nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp về nhiều chủ đề, nhiều khía cạnh khác nhau của việc thực hiện Luật Thủ đô.
Tham luận tại hội thảo, GS.TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh đến việc xây dựng và hoàn thiện chính quyền Thủ đô theo định hướng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực hiện Luật Thủ đô năm 2024.
Trong đó, thành phố cần hoàn thiện mô hình quản trị Thủ đô hiệu quả, hiện đại, xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Đặc biệt là khẩn trương xây dựng và phát triển Thủ đô theo quy hoạch Thủ đô và quy hoạch chung Thủ đô, bảo đảm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, môi trường sống trong lành, an ninh nguồn nước với sông Hồng là trục xanh; cảnh quan trung tâm; phát triển đô thị hài hòa hai bên sông của thành phố (theo khoản 1 Điều 17, Luật Thủ đô).
Triển khai các văn bản pháp luật phải mang tính “dài hơi”
Nhấn mạnh đến một khía cạnh khác trong Luật Thủ đô, đó là vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, Hà Nội là địa phương đi tiên phong cả nước trong phát triển nông nghiệp, với 100% xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và 40% xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Tuy nhiên, ông Cao Đức Phát cho rằng, phát triển nông nghiệp, nông thôn của Hà Nội cũng đứng trước nhiều thách thức bởi quỹ đất nông nghiệp giảm nhanh, hiệu quả sử dụng đất chưa cao, năng suất đất trồng lúa còn chưa cao.
Trong khi đó, việc xây dựng nông thôn mới còn dàn đều, không có điểm nhấn; thu nhập của người làm nông nghiệp còn thấp so với khu vực nội đô; ô nhiễm môi trường gây bức xúc dư luận.
Từ thực tế đó, ông Cao Đức Phát cho rằng thành phố cần sớm có quyết sách về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp số.
Đồng thời, sớm có chủ trương, định hướng và cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp đô thị. Đặc biệt là xây dựng một nền nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đề cập đến các vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu, ông Cao Đức Phát chia sẻ, khoảng 20 năm trở lại đây, thành phố không còn tình trạng phải đi cứu hộ đê nữa, lâu lắm mới xuất hiện cảnh tượng chèo thuyền ở Phúc Xá (quận Ba Đình).
Nguyên nhân bởi trên vùng thượng du (miền rừng núi ở vùng thượng lưu các con sông) đã có nhiều hồ chứa, làm giảm lượng nước về Hà Nội trong mùa lũ.
Tuy nhiên, ông Phát cũng lưu ý, biến đổi khí hậu sẽ đem đến nhiều cực đoan, như cực đoan khô, cực đoan lũ và nhiều vấn đề khác. Do đó, việc triển khai các văn bản pháp luật phải mang tính “dài hơi”, không chỉ trong khoảng thời gian 10 - 15 năm.
Ông nhấn mạnh thêm, không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình.
“Đã đến lúc chúng ta phải dồn lực, huy động nguồn lực để thực hiện. Để nội đô không ngập, ngoại đô không ngập, Nhân dân bình yên, thành phố văn minh, hiện đại”, ông Phát nói.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương