Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ sáu, 09/07/2021 - 07:00
(Thanh tra) - Tham nhũng và phân biệt đối xử đều được coi là những rào cản đáng kể để đạt được một tương lai bình đẳng và hòa nhập. Thế nhưng, cho đến nay, hai vấn đề này được xem xét một cách riêng biệt.
Ảnh minh họa: Andrea Fonseca/ TI
Khi thế giới cố gắng vượt qua một đại dịch chưa từng có đã làm lộ ra nhiều vết nứt trong hiện trạng, và các cuộc trò chuyện về công bằng xã hội đã trở thành trung tâm. Từ các phong trào như Black Lives Matter (tạm dịch: Quyền sống cho người da màu) đến kêu gọi bình đẳng vắc xin và chăm sóc sức khỏe toàn dân, nhiệm vụ cho tương lai đã được đặt ra. Đó là, bình đẳng và công bằng cho tất cả mọi người.
Thế nhưng, có những thế lực mạnh mẽ đang chống lại mục tiêu đầy tham vọng này.
Một nghiên cứu mới của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) và Tổ chức Tín thác Quyền bình đẳng (Equal Rights Trust) đã xem xét sự gặp gỡ nguy hại của tham nhũng và phân biệt đối xử.
Trong cuộc điều tra đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã lắng nghe trải nghiệm tham nhũng của những người đối mặt với sự phân biệt đối xử và phát hiện ra một số mô hình đáng lo ngại.
Đặt tên cho vấn đề
Báo cáo này đến vào một thời điểm quan trọng.
Năm 2015, tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc cam kết hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững - một loạt cam kết toàn cầu được củng cố với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” vào năm 2030. Và khi đó, hai nguyên nhân liên quan đến bất bình đẳng là tham nhũng và phân biệt đối xử cũng được giải quyết.
Hiện, thế giới chỉ còn chưa đầy 10 năm để đạt được các mục tiêu này.
Báo cáo mới mang tính đột phá này đã đưa ra một cái tên: Tham nhũng phân biệt đối xử. Đây là bức tranh chụp nhanh đầu tiên về loại tham nhũng này trên khắp thế giới. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục cho thấy sự phân biệt đối xử - dù là trên cơ sở chủng tộc, dân tộc, tuổi tác, giới tính, khuynh hướng tình dục hay niềm tin - đều tạo ra và thúc đẩy tham nhũng, hình thành một vòng luẩn quẩn làm sâu sắc thêm bất bình đẳng.
Một dự án lắng nghe
TI và Tổ chức Tín thác quyền bình đẳng là các tổ chức cam kết chấm dứt tham nhũng và phân biệt đối xử. Nghiên cứu của nhóm được thiết kế như một dự án hợp tác lắng nghe và học hỏi, dựa trên kiến thức về một mạng lưới rộng lớn gồm các cá nhân, tổ chức tận tụy làm việc với các cộng đồng bị ảnh hưởng.
Mỗi nghiên cứu điển hình được ghi lại từ câu chuyện của những người phải đối mặt với nghịch cảnh hàng ngày do các khía cạnh khác nhau về đặc điểm của họ, từ cộng đồng da màu ở Vương quốc Anh đến phụ nữ ở Madagascar, từ những người trẻ tuổi ở Papua New Guinea đến các nhóm người bản địa ở Guatemala. Sự can đảm của họ trong việc chia sẻ những trải nghiệm thực tế về tham nhũng và phân biệt đối xử đã cho phép chúng ta hiểu làm thế nào mà hai sự bất công gặp nhau lại gây nguy hiểm nhân đôi cho xã hội.
Phân biệt đối xử và tham nhũng - vòng luẩn quẩn
Căn nguyên của cả phân biệt đối xử và tham nhũng là lạm quyền. Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra 4 cách chính mà vòng luẩn quẩn này xảy ra:
1. Những người bị phân biệt đối xử dễ bị tham nhũng và bóc lột hơn
Các tác nhân tham nhũng và cướp bóc có thể cảm thấy được khuyến khích bởi sự loại yếu thế và thiếu quyền lực mà một số cộng đồng đã trải qua. Chúng tôi đã ghi nhận các trường hợp này ở Nigeria và Nga, nơi việc tội phạm hóa hoặc kỳ thị các cộng đồng LGBTQI+ (đồng tính, đa dạng giới tính, song tính, chuyển giới, dị tính, liên giới tính) đã khiến họ trở thành mục tiêu tống tiền dễ dàng hơn bởi các quan chức nhà nước.
2. Một số loại tham nhũng vốn đã có phân biệt đối xử
Điều này bao gồm việc các quan chức tống tình phụ nữ và trẻ em gái để đổi lấy các dịch vụ công, hoặc các nhóm dân tộc thiểu số bị giới chức chặn nhận các nguồn lực của nhà nước hoặc sự bảo vệ của chính quyền. Trong những trường hợp này, tham nhũng đang được sử dụng như một phương tiện để tiếp tục phân biệt đối xử với các nhóm cụ thể.
Ví dụ, trong nghiên cứu trường hợp từ Madagascar, các nữ cảnh sát và sinh viên y khoa đã lên tiếng về việc bị ép buộc thực hiện các hành vi tình dục với nhân viên cấp cao dưới sự đe dọa nếu không sẽ bị cản trở sự nghiệp của họ.
3. Những người đối mặt với sự phân biệt đối xử bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tham nhũng
Tham nhũng gây tổn hại cho xã hội nói chung, nhưng nó không ảnh hưởng đến tất cả mọi người như nhau. Các cộng đồng vốn đã bị tước mất cơ hội vì phân biệt đối xử, vị trí của họ trở nên tồi tệ hơn do tham nhũng, làm sâu sắc thêm bất bình đẳng trong xã hội của chúng ta.
Ở Papua New Guinea, tiếp cận đất đai hoạt động theo các chuẩn mực xã hội phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác và giới tính, dẫn đến tình trạng bị bỏ rơi khỏi nhịp phát triển kinh tế - xã hội của những người trẻ tuổi mà sự khó khăn của họ bị nhân đôi bởi nạn tham nhũng phổ biến trong lĩnh vực đất đai.
4. Phân biệt đối xử ngăn chặn nỗ lực chống tham nhũng, trong khi tham nhũng có thể ngăn cản các nạn nhân của phân biệt đối xử theo đuổi công lý
Tham nhũng trong hệ thống tư pháp hoặc chính sách có thể ngăn chặn các cuộc điều tra công bằng đối với các trường hợp phân biệt đối xử. Và khi các quan chức phạm tội phân biệt đối xử, những người tố cáo tiềm năng có thể không tin tưởng vào các cơ chế nhận tố cáo chính thức.
Làm thế nào để đảm bảo một thế giới công bằng?
Vì tham nhũng và phân biệt đối xử có mối liên hệ sâu sắc nên việc đạt được một thế giới không còn tham nhũng cũng đồng nghĩa với việc chống lại sự phân biệt đối xử. Để chấm dứt sự phân biệt đối xử, chúng ta phải loại bỏ tận gốc những hành vi tham nhũng dẫn đến việc đối xử bất công với một số cộng đồng nhất định.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Viện Trần Nhân Tông có chuyên môn về Phật học, nhưng vẫn trúng gói thầu Biên soạn và xuất bản Bộ Địa chí huyện Đan Phượng với giá 8,347 tỷ đồng tại huyện Đan Phượng, dù nhà thầu này bỏ giá cao hơn 747 triệu đồng so với đơn vị.. . trượt thầu.
Công Thắng - Phạm Hoa
21:13 11/11/2024(Thanh tra) - Bộ Chính trị đề nghị Trung ương Đảng xem xét, xử lý kỷ luật các 2 nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ là các ông Ngô Đức Vượng và Nguyễn Doãn Khánh. Còn nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Dân Mạc do bị bệnh nặng nên chưa xem xét kỷ luật.
Hương Giang
20:28 11/10/2024Lê Phương
10:00 23/08/2024Phương Hiếu
21:34 22/08/2024Hương Giang
19:26 14/08/2024Hương Giang
15:49 03/08/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương