Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 20/02/2014 - 11:51
(Thanh tra)- Ngày 18/2/2014, Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia Thái Lan đã thông báo sẽ truy tố Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra với tội danh thiếu trách nhiệm trong chương trình trợ giá lúa gạo. Bà Yingluck Shinawatra có thể bị bãi chức nếu được xác định là có tội.
Nông dân Thái Lan biểu tình tại Bangkok đòi thanh toán số tiền còn thiếu. Ảnh: Reuters
Trong thông cáo phát đi, Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia Thái Lan cho biết, Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã “bỏ ngoài tai” những lời cảnh báo về nguy cơ tham nhũng và thất thoát tài chính trong việc thực hiện chương trình trợ giá gạo cho nông dân. Vì thế, Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia Thái Lan quyết định triệu tập Thủ tướng Yingluck Shinawatra vào ngày 27/2/2014 để thông báo các cáo buộc đối với bà.
Truyền thông Pháp cho biết, chương trình trợ giá cho nông dân qua việc mua lại gạo của họ với giá cao hơn giá thị trường đến 50% là một trong những yếu tố giúp cho bà Yingluck Shinawatra giành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 2011. Tuy nhiên, những người chống Thủ tướng Thái Lan cho rằng, chương trình trợ giá đã dẫn đến tình trạng tham nhũng, gây thâm hụt tài chính công, làm cho Thái Lan mất vị trí quốc gia xuất khẩu gạo số 1 thế giới trong khi số gạo tồn kho lên tới 18 triệu tấn. “Ngành Sản xuất gạo Thái Lan, trong tổng thể, đã bị sụp đổ và uy tín của Thái Lan trên thị trường thế giới, với tư cách là nhà cung ứng đáng tin cậy về gạo có chất lượng đã biến mất”, ông Ammar Simawalla thuộc Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan, được AFP trích dẫn. Theo dự báo, trong năm 2014, Thái Lan chỉ xuất khẩu được 7,5 triệu tấn, giảm 30% so với mức của năm 2011.
Ở khía cạnh liên quan, tình trạng bất bình lan sang cả nông dân trồng lúa. Gần đây, hàng trăm nông dân đã kéo về Bangkok đòi Chính phủ thanh toán số tiền còn thiếu từ nhiều tháng. Và, ngày 11/2/2014, Chính phủ Thái Lan đã quyết định giải ngân khoảng 16 triệu euro để trả cho 3.900 nông dân. Tuy nhiên, Thái Lan hiện nay chỉ có Chính phủ lâm thời, điều hành giải quyết các công việc hàng ngày, do vậy, quyết định giải ngân nói trên phải có sự chuẩn y của Ủy ban Bầu cử Thái Lan.
Đến nay, Chính phủ Thái Lan chưa công bố mức tốn kém của chương trình trợ giá gạo, nhưng Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan đưa ra con số từ 3,4 tỷ đến 4,4 tỷ euro, tương đương 6 - 8% ngân sách Nhà nước. Theo tính toán, trong mọi trường hợp, Chính phủ Thái Lan còn nợ 1 triệu nông dân trồng lúa khoảng 2,6 tỷ euro. Và, sẽ không thừa khi nhắc thêm rằng, nông dân ở các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc Thái Lan là những cử tri có truyền thống ủng hộ gia đình Shinawatra vì được hưởng lợi nhờ các chính sách trợ giúp của cựu Thủ tướng Thaksin và Thủ tướng Yingluck. Tuy nhiên, việc không có tiền để trả cho nông dân có thể làm xói mòn sự ủng hộ của các cử tri vốn rất trung thành - nhà nghiên cứu Paul Chambers ở Đại học Chiang Mai cảnh báo.
Về phía mình, ngày 18/2/2014, bà Yingluck Shinawatra cho rằng, tình trạng biểu tình chống Chính phủ kéo dài ở Thái Lan đã làm trì hoãn hoạt động thanh toán giá gạo cho nông dân theo chương trình trợ giá, theo Tân Hoa xã. Bên cạnh đó, Thủ tướng Thái Lan còn cho biết, Chính phủ tạm quyền đang nỗ lực gom tiền bằng việc bán gạo dự trữ hoặc vay các thể chế tài chính, đồng thời khẳng định các chương trình cam kết trợ giá gạo kể từ khi được thực thi đã mang lại lợi ích cho người nông dân.
Trước đó, Thủ tướng Yingluck Shinawatra khẳng định việc chậm trễ thanh toán cho nông dân trong chương trình trợ giá gạo là do Quốc hội phải giải tán hồi tháng 12/2013. Báo Nation của Thái Lan ngày 6/2/2014 dẫn lời bà Yingluck Shinawatra nói rằng, Chính phủ rất khó tìm các nguồn tài chính khi ở vào vị trí tạm quyền.
Ngoài ra, chương trình trợ giá gạo còn bị Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia Thái Lan điều tra. Cần nói thêm, trong khuôn khổ điều tra về chương trình trợ giá gạo, Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia Thái Lan đã truy tố nhiều quan chức, trong đó có cựu Bộ trưởng Thương mại.
Người biểu tình chống Chính phủ ở Thái Lan hôm 25/11/2013. Ảnh: Getty
Trở lại với thông báo của Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia Thái Lan. Thông báo này được đưa ra vào lúc cảnh sát chống bạo động Thái Lan mở chiến dịch giải tỏa các địa điểm bị người biểu tình chống Chính phủ chiếm giữ ở Thủ đô Bangkok.
Giới quan sát quốc tế nhận định, những hành vi tham ô của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra được khai thác tối đa làm bùng ngọn lửa tranh đấu của phong trào biểu tình chống Chính phủ Yingluck Shinawatra. Mặc dù tham ô là căn bệnh trầm kha của Thái Lan, nhưng đối với một bộ phận dân chúng, gia đình tỷ phú Shinawatra đã vượt mức có thể chấp nhận được.
Những người tham gia phong trào biểu tình tố cáo ông Thaksin Shinawatra, anh trai đương kim Thủ tướng Thái Lan, tuy bị lật đổ, nhưng vẫn tiếp tục chỉ đạo em gái mình. Theo nhận định của nhà bình luận chính trị Voranai Vanijaka; doanh nhân tỷ phú Thaksin muốn chiếm hữu tất cả mọi lĩnh vực tài chính, kinh tế, địa ốc cho bản thân ông và gia đình Shinawatra. Có điều, “tham lam quá độ là điều nguy hiểm tại Thái Lan”.
Chưa hết, những người biểu tình còn công kích chính sách giúp người nghèo như trợ giá gạo cho nông dân, bị xem là thủ đoạn mua phiếu cử tri.
Đây không phải là lần đầu tiên người dân Thái Lan biểu tình chống Chính phủ vì yếu tố tham nhũng. Còn nhớ, vào ngày 24/11/2012, những người chống Chính phủ Thái Lan đã tổ chức một cuộc tụ họp tố cáo Chính phủ tham nhũng và điều hành việc nước một cách kém cỏi.
Cảnh sát Thái Lan bắt giữ những người biểu tình chống Chính phủ trong vụ đụng độ tại Bangkok hôm 24/11/2012. Ảnh: AP
Khi đó, hàng chục nghìn người đã xuống đường phản đối Chính phủ của Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Truyền thông Mỹ dẫn lời những người biểu tình cho biết, mối quan tâm của họ là vấn đề tham nhũng, vấn đề mua phiếu và chiều hướng của nền kinh tế dưới những chính sách và sự điều hành của Chính phủ.
Một doanh nhân yêu cầu được giấu tên nói rằng, lương cao của giới chức và tham nhũng là những mối quan tâm chính của ông. “Tham nhũng ngày càng tệ hại. Trước đây còn tạm chấp nhận được, tham nhũng vào khoảng từ 5 - 10%, nhưng giờ đây tỷ lệ tối thiểu là 30% giá trị các hợp đồng”.
Kết quả khảo sát của Đại học Thương mại Thái Lan cũng cho thấy, trung bình, mỗi xí nghiệp phải chi cho công chức từ 25 - 35% tiền hoa hồng mỗi lần ký hợp đồng trong lĩnh vực công. Giáo sư Thanavath Phonvichai của Đại học Thương mại Thái Lan nêu rõ, trước đây, người dân sẵn sàng chi tiền để công việc được tiến nhanh, nhưng giờ đây, người biểu tình phản kháng ý thức được rằng, đã đến lúc chấm dứt truyền thống hối lộ lót tay này.
Theo ông Kittisak Rathprasert, một tướng quân đội, dân chúng tham gia cuộc biểu tình bởi vì chính trị tham nhũng và mua phiếu trong các cuộc bầu cử. “Tại Thái Lan, tiền bạc tạo ra quyền hành, khi ta có quyền hành thì lại kiếm được tiền, luôn luôn là như vậy. Giờ đây, tôi muốn ngăn chặn tham nhũng, ngăn chặn quyền hành tuyệt đối, đó là lý do tại sao tất cả dân chúng tới đây bởi vì hiện nay dân chúng có một Chính phủ hết sức tệ hại”.
Liên quan tới tham nhũng của quan chức trong Chính phủ Thái Lan, hồi tháng 9/2012, Yongyuth Wichaidit, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ, Chủ tịch Đảng Pheu Thai cầm quyền đã phải thông báo từ chức. Quyết định này được đưa ra khi bê bối tham nhũng của ông Yongyuth Wichaidit được báo chí Thái Lan đồng loạt phanh phui.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Thái Lan Yongyuth Wichaidit phải từ chức dù khẳng định không có hành động bê bối, phạm luật. Ảnh: DR
Theo AFP, Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia Thái Lan đã xác nhận ông Yongyuth Wichaidit, khi đó 70 tuổi, khi là công chức cao cấp ở Bộ Nội vụ vào năm 2000, đã cho phép bán 1 sân golf và 1 khu đất thuộc chủ quyền của 1 ngôi chùa cho 1 nhà đầu tư địa ốc.
Ông Yongyuth Wichaidit khẳng định không có hành động bê bối, phạm luật. Còn bản thân Đảng Pheu Thai thì nhấn mạnh ông phải từ chức để “tránh cho Chính phủ những đòn tấn công từ đối lập và để tập trung vào việc điều hành đất nước”.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 3/12, tại Trung tâm Hội nghị huyện Văn Yên, Ban Nội chính Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Huyện ủy Trấn Yên và Huyện ủy Văn Yên tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2024. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong các huyện của tỉnh Yên Bái, đồng thời, tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, và cải cách tư pháp.
Bùi Bình
17:18 03/12/2024Bùi Bình
09:05 29/11/2024Công Thắng - Phạm Hoa
21:13 11/11/2024Hương Giang
20:28 11/10/2024Lê Phương
10:00 23/08/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình