Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 16/05/2013 - 10:54
(Thanh tra) - Dự luật Chống tham nhũng trong thể thao của Nga có liên quan trực tiếp đến tất cả các môn chứ không chỉ riêng bóng đá. Và, hình phạt lên đến 7 năm tù đe dọa những kẻ hưởng lợi qua những giao kèo phi pháp trong tất cả các loại thi đấu thể thao.
Có 300 trận bóng đá chuyên nghiệp tại châu Âu mỗi năm có thể đã bị dàn xếp tỷ số phục vụ cá độ. Nguồn: inyourpocket.com
>>Kỳ I: Phá mạng lưới dàn xếp tỷ số xuyên lục địa
>>Kỳ II: Cáo buộc làm náo loạn FIFA
>>Kỳ III: Bóng đá Indonesia “dột từ nóc”
Hồi năm ngoái, Công ty Sportradar của Italia đã công bố danh sách xếp hạng các giải vô địch bóng đá bị tham nhũng nhất. Khi soạn thảo danh sách này, Công ty Sportradar đã cố gắng bảo đảm thái độ khách quan tối đa. Để có bức tranh đầy đủ, các chuyên gia Italia đã nghiên cứu kết quả của 3 mùa bóng đá chứ không phải chỉ 1 mùa gần đây nhất. Đồng thời, đã chú ý đến tài liệu đăng tải trên các phương tiện truyền thông về những trận đấu "lạ". Các chuyên gia đã làm việc với dữ liệu của 400 cơ sở cá độ bóng đá, so sánh dự đoán cho trận đấu với kết quả cuối cùng và rút ra kết luận không định kiến. Tất nhiên, không loại trừ rằng, các chuyên gia đã không để ý đến một vài trận đấu bị dàn xếp.
Trong danh sách xếp hạng các giải vô địch bóng đá bị tham nhũng, Albania giữ vị trí cao nhất với 97 trận đấu bị dàn xếp. Danh sách còn chỉ tên các quốc gia là Hy Lạp, Estonia, Masedonia, Bulgaria, Moldova, Lithuania và Latvia. Nga đứng vị trí thứ 6, còn Italia đứng vị trí thứ 2.
Đáng nói là, một số nước như Anh, Tây Ban Nha, Đức và Bồ Đào Nha, nơi mà bóng đá không chỉ là môn thể thao mà còn là ngành kinh doanh lớn, nhưng trong bảng xếp hạng của Công ty Sportradar lại chỉ có số lượng tối thiểu các trận đấu bị dàn xếp tỷ số trong các giải vô địch. Bởi thế, từng có quan điểm cho rằng: Thật khó tin rằng, không có ai cố gắng làm giàu nhờ kinh doanh bóng đá. Có lẽ, ở các nước đó, người ta chỉ đơn giản biết cách dập tắt những vụ bê bối tương tự.
Chuyên gia bóng đá Sergey Mikulik nói với Đài Tiếng nói nước Nga: Lĩnh vực nào có tiền lớn thì cũng có những kẻ gian lận, nhưng, cũng có những người trung thực rất coi trọng danh tiếng và tiền lương của mình. Và, người nào lọt vào giải vô địch thì cũng muốn tham gia càng lâu càng tốt và để lại ấn tượng tốt. Ở các nước đó không tiến hành những vụ điều tra nghiêm khắc như ở Italia, nhưng, mọi người đều biết tình trạng công việc và biết giải quyết với nhau. “Đường công danh tốt có thể bị phá vỡ do một sai lầm duy nhất - nhận khoản tiền bất hợp pháp”, chuyên gia Sergey Mikulik cảnh báo.
Cần nói thêm, vị trí cao trong danh sách xếp hạng không ảnh hưởng đến số phận của giải vô địch bóng đá. Bởi vì, dù Công ty Sportradar có uy tín cao trong lĩnh vực đấu tranh chống tham nhũng, nhưng, đây chỉ là ý kiến riêng của một công ty.
Rõ ràng, dàn xếp trận đấu là vấn nạn trong thể thao hiện đại, mà hàng đầu là môn bóng đá. Hầu như mỗi tuần đều xuất hiện thông tin về những âm mưu thông đồng trong giới thể thao nước này, nước khác. Có thể kể ra hàng loạt dẫn chứng như: Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Zimbabwe từng phải giải thể vì bê bối dàn xếp kết quả, chưa kể 13 quan chức và cầu thủ bóng đá bị tước quyền thi đấu suốt đời. Hay như Đội Napoli của Italia phải “lên thớt” vì đã “đi đêm”. Nào đã hết, Huấn luyện viên Trưởng của Đội Juventus (cũng của Italia) là Antonio Conte cũng đã nhận án kỷ luật 10 tháng truất quyền vì không thông báo cho cơ quan chức năng về những đề nghị bán độ.
Ở Nga cũng không hiếm chuyện dàn xếp kết quả trận đấu. Theo bình luận viên bóng đá Aleksandr Bubnov, chỉ phạt hành chính thì khó đấu tranh hiệu quả với nạn mua bán điểm khi trận đấu còn chưa diễn ra. “Khuyên nhủ và vận động giáo dục, tất cả những hình thức này chẳng có tác dụng nữa. Bên cạnh những thứ khác thì qui trách nhiệm hình sự là biện pháp trừng phạt cao nhất và có ý nghĩa ngăn chặn. Xưa nay chưa có đạo luật như vậy và người ta chẳng e ngại bất cứ điều gì. Bởi chẳng có cơ sở nào để đưa họ ra tòa. Cơ quan điều tra cũng không thể vào cuộc vì thiếu luật qui định. Còn bây giờ, chuyện gắn với pháp lý và cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ cấu tương ứng sẽ điều tra âm mưu dàn xếp trận đấu”, Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời cảnh báo của bình luận viên Aleksandr Bubnov.
Nhằm ngăn chặn các ảnh hưởng bất hợp pháp đối với kết quả thể thao ở tất cả các cấp, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất 1 dự luật để chống lại nạn thỏa thuận tỷ số trong các trận đấu thể thao.
Dự luật Chống tham nhũng trong thể thao có liên quan trực tiếp đến tất cả các môn chứ không chỉ riêng bóng đá. Và, hình phạt lên đến 7 năm tù đe dọa những kẻ hưởng lợi qua những giao kèo phi pháp trong tất cả các loại thi đấu thể thao. Tuy nhiên, ngoài việc nâng cao mức phạt tối đa cho nạn bán độ, mức phạt với trọng tài và nhà tổ chức thi đấu cũng tăng hơn gấp 3 lần - từ 300.000 rúp, tức là khoảng 10.000 USD, nay sẽ tăng đến 1 triệu rúp.
Trong số các loại tác động bị cấm có việc hối lộ vận động viên, trọng tài, huấn luyện viên, các nhà quản lý đội bóng, những người tham gia hoặc tổ chức của cuộc thi, nhận tiền, chứng khoán, bất động sản, và các lợi ích khác. Dự luật cũng cấm các vận động viên, huấn luyện viên, đội trưởng các đội thể thao và các đối thủ cạnh tranh khác tham gia cờ bạc và cá cược. Tuy nhiên, các vận động viên và huấn luyện viên vẫn có thể đặt cược vào trận đấu ở những loại hình mà họ không liên quan.
Về phía mình, các tổ chức cá cược sẽ phải làm sổ đăng ký dữ liệu hộ chiếu tất cả các tay chơi cá cược trên mỗi lần đặt cược và cung cấp thông tin cho các liên đoàn thể thao.
Theo nhận định của giới thể thao nói chung, cá độ, gian lận tỷ số đã trở thành mối đe dọa cho sự toàn vẹn của ngành Thể thao, chẳng khác gì nạn doping - dùng chất kích lực bị cấm - cách nay không lâu. Mổ xẻ về vấn đề cá độ trong thể thao hiện nay, Nhật báo Liberation của Pháp khẳng định: Việc đặt cược vào các cuộc thi đấu thể thao, dù có hợp pháp vẫn là 1 trò chơi nguy hiểm. Tình trạng cá độ trong thể thao đang tràn lan khắp các môn thi đấu đang gây lo ngại cho chính bản thân hoạt động thể thao cũng như các nhà quản lý và các cơ quan đấu tranh chống tội phạm có tổ chức.
Cũng theo Nhật báo Liberation, các nhà nghiên cứu đã đưa ra 1 con số không đầy đủ là, mỗi năm tổng số tiền trong thị trường cá độ thể thao, cả bất hợp pháp cũng như hợp pháp, trên thế giới lên tới 200 tỷ euro. Dù chưa chính xác, nhưng theo các nhà phân tích thì con số này trên thực tế còn cao hơn. Các chuyên gia cũng dự tính, có 300 trận bóng đá chuyên nghiệp tại châu Âu mỗi năm có thể đã bị dàn xếp tỷ số phục vụ cá độ.
Vậy, làm thế nào để đấu tranh chống lại tệ nạn này? Để trả lời, Nhật báo Liberation đưa ra hàng loạt phương án: Thành lập 1 cơ quan quốc tế chống hối lộ kiểu như cơ quan chống doping quốc tế? Hay là đợi cho chính các tổ chức tội phạm tự triệt tiêu?
Cần nói thêm: Các nhà quan sát đã nhận thấy 1 ví dụ trong những năm 1990, ở Đông Nam Á, các giải vô địch bóng đá quốc gia từng rất sôi nổi, nhưng sau đó các trận đấu bán độ đã bóp chết giải đấu khiến cho sân bóng cũng như các nhà đầu tư rút lui khỏi bóng đá. Nạn cá độ cũng vì thế bị triệt tiêu. Có điều, chết ở nơi này thì nạn cá độ lại nảy sinh ở nơi khác, ở các môn thể thao hay các giải đấu khác.
Từ góc nhìn của mình, chuyên gia bóng đá Nga Aleksandr Vladykin nhấn mạnh: Trong cuộc đấu tranh chống nạn dàn xếp tỷ số trận đấu có thể áp dụng bất cứ biện pháp nào. Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) và Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) có nhiều công cụ khác nhau. Nhưng, để có kết quả tích cực cần thành lập mạng lưới thông tin, kể cả hệ thống theo dõi âm thanh và hình ảnh. “Không phải ngẫu nhiên mà FIFA đã ký văn bản hợp tác với Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol)”, chuyên gia Aleksandr Vladykin nói.
Ở Đông Nam Á, các giải vô địch bóng đá quốc gia từng rất sôi nổi, nhưng sau đó các trận đấu bán độ đã bóp chết giải đấu khiến cho sân bóng cũng như các nhà đầu tư rút lui khỏi bóng đá. |
Cầu thủ Nga lừng danh Evgheni Lovchev, thành viên Ủy ban Chống cá độ bóng đá, thì cho rằng, tiền thưởng không thể giải quyết vấn đề. Trước hết, số tiền chưa rõ, và thứ hai, cầu thủ không muốn bị vạch mặt trước FIFA. Nếu phát hiện những vụ vi phạm nghiêm trọng thì cầu thủ sẽ bị mất việc làm. “Trong thế giới thể thao có những biện pháp trừng phạt khác. Chẳng hạn, nếu vận động viên phạm sai lầm thì có thể bị cấm làm việc trong đội loại ưu. Còn nếu đây là quyết định của trọng tài thì phải chấp nhận mà thôi”.
Anh Vũ - Đức Tâm
(Tổng hợp)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 3/12, tại Trung tâm Hội nghị huyện Văn Yên, Ban Nội chính Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Huyện ủy Trấn Yên và Huyện ủy Văn Yên tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2024. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong các huyện của tỉnh Yên Bái, đồng thời, tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, và cải cách tư pháp.
Bùi Bình
17:18 03/12/2024Bùi Bình
09:05 29/11/2024Công Thắng - Phạm Hoa
21:13 11/11/2024Hương Giang
20:28 11/10/2024Lê Phương
10:00 23/08/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý