Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cựu Tổng thống Jacques Chirac nhận 2 năm tù treo

Thứ hai, 16/01/2012 - 13:52

(Thanh tra) - Trung tuần tháng trước, cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã bị tòa án tuyên phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo vì tội xâm phạm ngân quỹ và lạm dụng lòng tin của công chúng.

Cựu Tổng thống Pháp Jaques Chirac và vợ - bà Bernadette Chirac - trong lễ trao giải thưởng Quỹ Chirac tại Bảo tàng Quai Branly, Paris hôm 24/11/2011. Ảnh: Reuters

Như Báo Thanh tra từng phản ánh (trong bài “Nguyên thủ Pháp: Từ bê bối đến bê bối”, ra ngày 19/12/2011), ông Jacques Chirac là Thị trưởng Paris từ năm 1977 - 1995, phải đối diện với 2 cáo buộc: Cáo buộc đầu tiên là đã biển thủ và làm mất lòng tin trong vụ việc được gọi là 21 “công việc ma”. Cụ thể, ông Chirac bị buộc tội trả tiền cho các thành viên thuộc Đảng Tập hợp Vì nền Cộng hòa (RPR) để nắm giữ các vị trí quản lý thành phố vốn không hề tồn tại. Cáo buộc thứ hai phát xuất từ một cuộc điều tra riêng rẽ khác ở ngoại ô Paris - Nanterre, về xung đột lợi ích bất hợp pháp liên quan đến 7 “công việc ma”.

Mặc dù đã có nhiều tin đồn dai dẳng về những việc làm sai trái này, tuy nhiên ông Chirac vẫn được miễn truy tố khi đương nhiệm chức Tổng thống trong giai đoạn từ năm 1995 - 2007.

Sau nhiều năm tranh cãi pháp lý, ông Chirac và 9 bị cáo khác đã ra tòa vào tháng 3/2011. Nhưng, vào ngày thứ hai của phiên tòa, một luật sư đại diện cho cựu Chánh Văn phòng Thị trưởng (thời ông Chirac), Remy Chardon, đã phản bác việc cả 2 cáo buộc bị xâu chuỗi với nhau. Vị luật sư này lập luận rằng, quy định về việc miễn tố đã hết hiệu lực trong trường hợp thứ nhất. Sau đó, Tòa Phúc thẩm Tối cao Pháp phán quyết rằng, phản bác Hiến pháp là không có hiệu lực.

Được biết, nguyên đơn chính trong vụ án là TP Paris đã rút đơn kiện từ năm 2010 sau khi đạt được thỏa thuận trị giá 3 triệu USD với cựu Tổng thống và đảng cầm quyền UMP. Ngay bản thân công tố viên tham gia cuộc điều tra ban đầu cũng tin rằng, không có đủ bằng chứng để kết tội. Nhưng, do 2 tổ chức phi chính phủ tiếp tục theo đuổi vụ này, vì vậy mới có phiên xử.

Cũng như trong quá trình xét xử, diễn ra từ ngày 5 - 23/9/2011, tại phiên xét xử hồi tháng 12/2011, cựu Tổng thống Pháp, nay đã 80 tuổi, không đến tòa (mà chỉ có con gái là đại diện) để nghe phán quyết với lý do sức khỏe. (Trong phiên tòa diễn ra vào tháng 9, bên công tố, với sự có mặt của các luật sư của cựu Tổng thống, đã đề nghị tòa tha bổng ông Chirac).

Trong số 9 đồng phạm của ông Chirac, có 2 người được tuyên vô tội. Những người còn lại bị kết tội giúp ông Chirac thực thi một cơ chế tại Tòa thị chính Paris (hiện nay do Đảng Xã hội nắm quyền) mà theo đó nhiều “công việc ma” đã ra đời. 7 bị cáo này phải nhận lần lượt từ 2 - 4 tháng tù treo.

Một mặt khẳng định không kháng án như đã thông báo từ trước, nhưng cựu Tổng thống vẫn bác bỏ hoàn toàn những cáo buộc đối với ông.

Theo truyền thông Pháp, khi tuyên án, Tòa Tiểu hình Paris đã tính đến những yếu tố như: Không có việc làm giàu cho cá nhân, vụ việc xảy ra từ lâu, bị cáo tuổi cao sức yếu cũng như những trọng trách to lớn mà ông đã đảm nhận trong suốt 12 năm làm Tổng thống.

Tuy nhiên, các vị thẩm phán cũng chỉ trích ông Chirac “đã không thể hiện tính liêm khiết của một vị dân cử”.

Nhấn mạnh mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, cho dù người ấy là một cựu nguyên thủ quốc gia (ông Chirac là chính khách được dân Pháp mến mộ nhất hiện nay), báo chí Pháp đánh giá cao các vị thẩm phán đã thể hiện sự độc lập khi tuyên một bản án mang tính chất làm gương, như một lời cảnh báo cho toàn bộ chính giới Pháp.

Và, dù lực lượng cánh hữu không hài lòng với phán quyết của tòa thì lực lượng cánh tả lại tỏ ra vui mừng vì công lý đã được thực thi. Tổ chức Chống tham nhũng Anticor thì gọi đây là “một quyết định mang tính lịch sử và vô cùng quan trọng đối với tương lai của nền dân chủ”. Báo Le Figaro cũng trích lời bình luận khá nghiêm khắc của bà Eva Joly, ứng viên Tổng thống của Đảng Xanh rằng: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Chúng ta cần phải tạo ra niềm tin vào công lý và nền dân chủ.

Trong chiều hướng đó, cho rằng “công lý được thực thi và phải được thực thi, để cho cảm giác không có sự trừng phạt không được tồn tại”, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Xã hội François Hollande đã cam kết là: Nếu chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay, ông sẽ đề nghị Quốc hội cải tổ Hiến pháp, để làm sao nguyên thủ quốc gia, ngay cả trong thời gian cầm quyền, vẫn có thể bị đưa ra xét xử như bất cứ công dân nào khác, về những hành vi trước khi lên làm Tổng thống.

Hà Thu - Hà Anh (Tổng hợp)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024
Bồi dưỡng công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ huyện Văn Yên và Trấn Yên

Bồi dưỡng công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ huyện Văn Yên và Trấn Yên

(Thanh tra) - Ngày 3/12, tại Trung tâm Hội nghị huyện Văn Yên, Ban Nội chính Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Huyện ủy Trấn Yên và Huyện ủy Văn Yên tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2024. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong các huyện của tỉnh Yên Bái, đồng thời, tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, và cải cách tư pháp.

Bùi Bình

17:18 03/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm