Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cựu Bộ trưởng Văn hoá bị bắt vì nghi ngờ tham nhũng

Thứ hai, 26/12/2011 - 19:13

Trong khuôn khổ chiến dịch điều tra vụ bê bối "Hồ sơ Karachi", liên quan đến nghi án tham nhũng cung cấp tàu ngầm cho Pakistan, cựu Bộ trưởng Văn hóa Pháp Donnedieu de Vabres vừa bị bắt giữ. Nhiều khả năng, cựu quan chức cao cấp này sẽ chính thức bị khởi tố sau một số thủ tục thẩm vấn sơ bộ. Vụ bắt giữ Vabres đang có nhiều nguy cơ gây ra một "phản ứng dây chuyền" nguy hiểm trên chính trường nước Pháp.

Donnedieu de Vabres

Bước ngoặt mới trong vụ án "Hồ sơ Karachi" bắt đầu từ ngày 14/12/2011, sau khi báo chí Pháp nhất loạt đưa tin về vụ bắt giữ cựu Bộ trưởng Văn hóa Donnedieu de Vabres. Hiện tại, có ít nhất 3 bị cáo đã được xác định trong vụ bê bối trên, trong đó đáng chú ý có cựu cố vấn Thierry Gaubert của đương kim Tổng thống Nicolas Sarkozy. Gaubert từng là người giúp đỡ đắc lực cho Sarkozy, trong thời gian ông này còn là Bộ trưởng Ngân sách hồi những năm 90.

Cũng theo tờ Liberation, “Hồ sơ Karachi” liên quan đến thỏa thuận cung cấp 3 tàu ngầm Agosta của Pháp cho Pakistan đã được ký kết vào năm 1994. Donnedieu de Vabres khi đó đang là cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Francois Leotard. Theo các giả thuyết của cuộc điều tra quyết định ngừng chi trả tiền lại quả cho hợp đồng này của tân Tổng thống Jacques Chirac sau đó có thể là nguyên nhân dẫn tới vụ khủng bố đẫm máu tại thành phố Karachi (Pakistan) vào năm 2002.

Ngày 8/5/2002, chiếc xe đánh bom cảm tử đã lao thẳng vào một xe buýt làm 15 người thiệt mạng, trong số này có 11 người Pháp, tất cả đều là nhân viên Hãng đóng tàu quốc gia Pháp DCN. Tất cả những nạn nhân này đều làm việc trong dự án chế tạo 3 chiếc tàu ngầm lớp Agosta mà Pakistan đã đặt mua của Pháp.

Ngay từ năm 2010, Donnedieu de Vabres đã bị triệu tập với tư cách nhân chứng trong vụ điều tra. Ông này khi đó đã tuyên bố, không có sự tham gia đáng kể nào trong các cuộc đàm phán về hợp đồng tàu ngầm. Các phương tiện truyền thông đại chúng Pháp lúc này đã đua nhau tung ra giả thuyết cho rằng, vụ khủng bố rất có thể là sự trả thù của chính quyền Pakistan đối với quyết định của Chirac ngừng chi tiền lại quả cho hợp đồng quân sự đã ký. Thậm chí có thông tin khẳng định, các nhà môi giới đã nhận được từ phía Pháp 850 triệu euro kể từ thời điểm ký kết hợp đồng năm 1994, Thủ tướng Pháp khi đó là Edouard Balladur.

Phía cơ quan điều tra đã xác định được, một phần số tiền trên đã được chuyển lại về Pháp qua tài khoản tại các ngân hàng ở Luxemburg, nhiều khả năng sau đó đã được sử dụng làm nguồn tài chính cho chiến dịch tranh cử của Edouard Balladur. Đương kim Tổng thống Nicolas Sarkozy - khi đó không chỉ là Bộ trưởng Ngân sách trong nội các của Balladur, mà còn là thư ký báo chí và thủ quỹ cho chiến dịch tranh cử của ông này - thật khó có thể không biết gì về những trò mờ ám trên.

Cũng trong khuôn khổ hoạt động điều tra vụ bê bối này, Cảnh sát Luxemburg đã chuẩn bị một bản báo cáo với nội dung cho thấy, Sarkozy vào năm 1994 đã chỉ đạo việc thành lập tại công quốc này hai tổ chức thương mại là Heine và Eurolux, thông qua đó để chuyển gần 14 triệu euro cho Pakistan.

Điều này có thể giúp lý giải nguyên nhân vì sao Jacques Chirac sau khi lên nắm quyền đã quyết định đặt dấu chấm hết cho sơ đồ tham nhũng trên. Ông này đơn giản là muốn ngăn cản nguồn cung cấp tài chính quan trọng cho đối thủ tranh cử cũ của mình. Thật trớ trêu là bản thân Chirac cũng bị gia đình của các nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố cáo buộc với tội danh "sát nhân không chủ ý".

Như luật sư Moris tham gia vụ án đã khẳng định, giới lãnh đạo DCN đã cảnh báo Chirac "về những hậu quả nếu ngừng trả tiền hối lộ", nhưng Tổng thống vẫn cương quyết theo ý mình, một hành động được coi là gián tiếp dẫn tới cái chết của 11 công dân Pháp vì đòn trả đũa của phía Pakistan.

(cand.com)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024
Bồi dưỡng công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ huyện Văn Yên và Trấn Yên

Bồi dưỡng công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ huyện Văn Yên và Trấn Yên

(Thanh tra) - Ngày 3/12, tại Trung tâm Hội nghị huyện Văn Yên, Ban Nội chính Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Huyện ủy Trấn Yên và Huyện ủy Văn Yên tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2024. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong các huyện của tỉnh Yên Bái, đồng thời, tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, và cải cách tư pháp.

Bùi Bình

17:18 03/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm