Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cơ quan Chống tham nhũng Arab Saudi điều tra 218 vụ việc

Chủ nhật, 16/08/2020 - 06:35

(Thanh tra)- Cơ quan Chống tham nhũng quốc gia Arab Saudi (Nazaha) đã khởi xướng điều tra 218 vụ việc tham nhũng trong các khu vực khác nhau của Chính phủ. Các vụ án liên quan đến gian lận, hối lộ, tham nhũng tài chính và tham nhũng nghề nghiệp.

Trụ sở của Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia Arab Saudi ở Thủ đô Riyadh. Ảnh: Nazaha

Thông tấn xã Arab Saudi dẫn lời một quan chức của Nazaha cho biết, vương quốc này sẽ tiếp tục theo đuổi các vụ việc biển thủ công quỹ và làm tổn hại đến lợi ích Nhà nước. 10 vụ án tiêu biểu có thể kể đến, đó là:

Vụ thứ nhất, liên quan đến việc bắt giữ một doanh nhân ở tỉnh miền Đông và 10 người khác, bao gồm: 1 thành viên hiện tại của Hội đồng Cố vấn (Shoura Council), 1 cựu thẩm phán, 1 công chứng viên, 1 cựu nhân viên ngân hàng, 1 cựu trưởng công an huyện, 1 cựu giám đốc hải quan sân bay, và 1 số sỹ quan đã nghỉ hưu (những người này không bị bắt giữ do điều kiện sức khỏe của họ).

Theo hồ sơ vụ việc, doanh nhân này đã hối lộ cho các quan chức nêu trên trong suốt thời gian làm việc với số tiền hơn 20 triệu SR. Người này cũng dính líu đến các vụ rửa tiền và lừa đảo. Anh ta đã thổi phồng giá trị khối bất động sản của mình ở trong nước lên tới hơn 1 tỷ SR bằng cách thực hiện các hoạt động mua bán giả mạo.

Doanh nhân này đã chi mạnh tay những khoản tiền khổng lồ cho thành viên của Hội đồng Cố vấn và một số nhân viên trong công ty của anh ta; đồng thời, nhận về cơ sở vật chất cũng như các khoản cho vay từ các ngân hàng trong và ngoài vương quốc một cách bất thường, dưới danh nghĩa công ty và các bộ phận thuộc về nhân viên của anh ta với số tiền rất lớn.

Vụ thứ 2, liên quan đến việc bắt giữ giám đốc một cảng và các cán bộ, nhân viên dưới quyền của người này, bao gồm: Giám đốc quan hệ công chúng, giám đốc ban dự án, 2 người ở bộ phận bảo trì. Họ có những sai phạm trong thực thi nhiệm vụ và lợi dụng ảnh hưởng của mình để mang về lợi ích cá nhân, thu lợi bất chính và rửa tiền, thông qua thực hiện các dự án tại cảng sử dụng những thực thể thương mại mà chủ sở hữu đã bị đình chỉ.

Trong vụ án thứ 3, tư lệnh của ngành An ninh mang quân hàm thiếu tướng, cùng 4 sỹ quan thuộc cấp và đại diện Bộ Tài chính đã bị bắt với sự phối hợp của Bộ Nội vụ. Thiếu tướng này đã giả mạo chữ ký trong một hồ sơ cung cấp xe cho phái đoàn Hajj trong năm 2020 bằng cách ký vào chỗ của 2 thành viên Hội đồng mà họ không hề hay biết. Hành động này đã dẫn tới việc sửa đổi đơn hàng cung cấp từ 17 xe thành 7 xe hạng sang (Mercedes "Maybach") được sử dụng lần đầu. Ngoài ra, hồ sơ cũng bao gồm nội dung cấp phát 1.700.000 lít xăng cho một công ty không đúng theo quy tắc.

Vụ thứ 4, liên quan đến việc bắt giữ một cựu thống đốc vì nhận một xe sang từ doanh nhân để đổi lại, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục giấy tờ với các cơ quan công quyền, cũng như chuyển dịch tài chính trong các tài khoản ngân hàng của mình - vốn không thể giải trình nguồn gốc và không phù hợp với thu nhập của anh ta với tư cách là một công chức Chính phủ.

Trong vụ thứ 5, 3 cán bộ của Bộ Vệ binh Quốc gia bị bắt giữ vì đã lợi dụng ảnh hưởng của mình để chiếm đoạt các kho thuốc thuộc Bộ. Giá trị của số thuốc được ước tính là 864.250 SR.

Vụ việc thứ 6 liên quan đến việc bắt giữ 2 hạ sĩ quan tại một sân bay. Một trong số đó công tác tại lực lượng Không quân Hoàng gia Arab Saudi. Người còn lại làm việc tại Tổng cục Xuất nhập cảnh. Những người này có hành vi sai phạm trong thực thi nhiệm vụ, để một công dân châu Á nước ngoài rời cảng khỏi vương quốc một cách bất thường.

Vụ thứ 7, liên quan tới việc bắt giữ một cán bộ tại Bộ Môi trường, Nước và Nông nghiệp vì đã nhận một khoản tiền hối lộ 20.000 SR từ một công ty để đổi lấy việc tạo điều kiện thông qua các thủ tục Bộ này thuê một tòa nhà của công ty với số tiền 11 triệu SR. 20.000 SR là khoản đưa trước, trong tổng số thỏa thuận hối lộ 50.000 SR.

Vụ thứ 8, liên quan đến việc bắt giữ một sỹ quan của Sở Cảnh sát giao thông. Thông qua 2 công dân khác, vị sỹ quan này đã nhận 40.000 SR từ một người, để đổi lấy việc giả mạo báo cáo tai nạn giao thông xảy ra đối với một chiếc xe hạng sang, nhằm mục đích nhận tiền bồi thường của công ty thực hiện dự án trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

Vụ thứ 9, liên quan đến việc bắt giữ một sỹ quan hiện đang là học viên tại một Học viện Quân sự. Người này đã "mua" bằng đại học và giả mạo thành tích học tập để đăng ký học tại Học viện quân sự, thông qua một người làm việc tại trường đại học tư nhân trong nước, với số tiền 35.000 SR.

Vụ thứ 10, liên quan đến việc bắt giữ một cán bộ đô thị đã lợi dụng vị trí để đạt được lợi ích cá nhân. Người này đã bỏ qua các vi phạm của một khách sạn để đổi lấy việc hưởng lợi từ các dịch vụ của khách sạn và ở đó miễn phí.

Hoài Phương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Viện Trần Nhân Tông trúng thầu giá cao, dù tiết kiệm thấp cho ngân sách

Viện Trần Nhân Tông trúng thầu giá cao, dù tiết kiệm thấp cho ngân sách

(Thanh tra) - Viện Trần Nhân Tông có chuyên môn về Phật học, nhưng vẫn trúng gói thầu Biên soạn và xuất bản Bộ Địa chí huyện Đan Phượng với giá 8,347 tỷ đồng tại huyện Đan Phượng, dù nhà thầu này bỏ giá cao hơn 747 triệu đồng so với đơn vị.. . trượt thầu.

Công Thắng - Phạm Hoa

21:13 11/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm