Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thiếu kinh phí triển khai Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020

Thứ ba, 15/04/2014 - 21:04

(Thanh tra) - Ngày 15/4, tại Hà Nội, đã diễn ra “Hội nghị giao ban công tác triển khai thực hiện Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 năm 2014 khối địa phương”.

Khó hi vọng vào hiệu quả nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngoại ngữ khi thiếu kinh phí. Ảnh: Internet

Tại hội nghị, bà Vũ Thị Tú Anh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Quản lý Đề án cho biết: Đề án Ngoại ngữ quốc gia năm 2020, thực hiện kế hoạch năm 2014, đến nay mới chỉ có 43/63 Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) gửi kế hoạch về Bộ; 23 Sở vẫn “án binh bất động”; 7 Sở GD&ĐT gửi bản kế hoạch có phê duyệt của UBND tỉnh/thành; 30/63 Sở gửi kế hoạch triển khai.

Năm 2014, các Sở tập trung vào việc tăng cường năng lực đội ngũ, xây dựng đơn vị điển hình về đổi mới toàn diện dạy và học ngoại ngữ.

Về thực hiện kế hoạch năm 2014 của khối các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) địa phương (31 trường ĐH, CĐ địa phương có khoa chuyên ngữ sư phạm được giao nhiệm vụ xây dựng mô hình trường ĐH, CĐ theo định hướng đổi mới nội dung, phương pháp, tổ chức dạy và học ngoại ngữ), đến nay Bộ GD&ĐT mới chỉ nhận được kế hoạch triển khai Đề án Ngoại ngữ quốc gia năm 2020 của 19/31 trường.

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, kế hoạch của 19 trường gửi về cho thấy, các trường đã chú trọng nâng cao năng lực ngoại ngữ, phương pháp giảng dạy, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng thiết bị giảng dạy trong quá trình dạy học; một số trường đã chủ động bổ sung nguồn vốn hợp pháp của trường để tăng quy mô triển khai một số hoạt động trong kế hoạch năm 2014, điển hình như ĐH Bạc Liêu bổ sung 90 triệu, ĐH Sài Gòn  bổ sung 1.250 triệu từ kinh phí của trường.

Tuy nhiên, trong kế hoạch gửi về Ban Quản lý của 1 số trường còn có những nội dung chưa rõ ràng, cân đối, chưa bám sát nhiệm vụ trọng tâm năm 2014 của Đề án. Cụ thể:

Cơ cấu phân bổ kinh phí cho các nhiệm vụ không phù hợp, đầu tư mua sắm thiết bị quá nhiều dẫn đến không có kinh phí triển khai nhiệm vụ khác như CĐ Sư phạm Quảng Ninh mua thiết bị đến 1.000 triệu/2.000 triệu; CĐ Sư phạm Điện Biên mua thiết bị đến 1.400 triệu/2.000 triệu; CĐ Sư phạm Thừa Thiên - Huế mua thiết bị đến 1.500 triệu/2.000 triệu...

Nhiều trường mới chỉ chú trọng bồi dưỡng năng lực sử dụng tiếng Anh tổng quát chưa chú trọng bồi dưỡng năng lực sử dụng tiếng Anh để giảng dạy trong lớp học…

Một số trường xây dựng kế hoạch còn sơ sài không định hướng được các hoạt động, không có dự toán kinh phí từng hoạt động và tổng kinh phí. Bên cạnh đó, cơ cấu nhiệm vụ, mục chi không cân đối, quá chú trọng bồi dưỡng ở nước ngoài so với bồi dưỡng ở trong nước như ở ĐH Tiền Giang bồi dưỡng đi nước ngoài 900 triệu/2.000 triệu.

Đặc biệt, tại hội nghị, hầu hết các sở, các trường đều phàn nàn họ thiếu kinh phí để triển khai Đề án. Việc phân bổ kinh phí năm 2014 quá ít, gây khó trong việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tổ chức các hoạt động đổi mới dạy và học… Vì vậy, khó hy vọng vào hiệu quả nâng cao chất lượng dạy và học môn học này.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.

Trần Kiên

12:26 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm