Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tại sao phải 3 mức điểm sàn?

Thứ sáu, 08/08/2014 - 18:19

(Thanh tra) - Hôm nay (8/8), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố 3 mức điểm sàn để các trường đại học (ĐH) làm căn cứ lấy điểm chuẩn đầu vào và xét tuyển nguyện vọng 2. Tại sao phải 3 mức? Câu hỏi này được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga giải đáp.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga: 3 mức điểm sàn để các trường đảm bảo được chất lượng nguồn tuyển. Ảnh: Hải Hà

Xin Thứ trưởng cho biết tại sao cần tới 3 mức điểm sàn? Ông có thấy rằng như thế quá phức tạp trong khi chúng ta chỉ cần một mức tối thiểu để có thể đảm bảo chất lượng cho việc tuyển sinh ĐH không?

Mọi năm chúng ta chỉ có 1 mức điểm sàn. Đối với những trường tốp trên, tuyển được số thí sinh lớn sẽ không quan tâm đến việc này nhiều. Nhóm trường trung bình, nhóm đang phát triển thường lấy điểm chuẩn từ điểm sàn trở lên dẫn đến hiện tượng có trường thì dư thí sinh, có một số trường lại không đủ nguồn tuyển. Việc này dẫn đến thiệt thòi cho thí sinh.

Do đó, năm nay hội đồng xét tuyển của Bộ quyết định chia làm 3 mức xét tuyển cơ bản, lấy trung vị của kết quả phổ điểm làm chuẩn, rồi điều chỉnh các mức xét tuyển cho phù hợp làm sao cho thí sinh có thể vào học được ĐH, cao đẳng và cũng là để các trường đảm bảo được chất lượng nguồn tuyển.

Có ý kiến cho rằng đề xuất 3 mức điểm khác nhau là không cần thiết vì trường top trên và top trung vẫn có quyền lựa chọn điểm xét tuyển ở mức tối thiểu để đảm bảo an toàn cho họ. Thứ trưởng nghĩ thế nào về việc này?

Khi ta cho các trường tự chủ tuyển sinh, họ rất cân nhắc về việc đảm bảo uy tín chất lượng và đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh. Vì vậy, các trường khi chọn mức nào cũng phải cân nhắc bởi nếu mà dưới đó 0,5 điểm thì rơi vào top khác, thì xã hội sẽ đánh giá về chất lượng và uy tín của nhà trường khác đi. Như vậy, dẫn đến tình trạng tìm việc làm của học sinh sau khi tốt nghiệp sẽ có khó khăn.

Do vậy, các trường sẽ cân nhắc một mặt để làm sao nâng cao uy tín chất lượng lên như vậy nó sẽ cạnh tranh nhau để tuyển ở các mức cao. Mặc dù có thể thiếu vài chỉ tiêu, nhưng mức cao như vậy thì năm sau sẽ thu hút được nhiều thí sinh hơn.

Làm thế nào để thí sinh nắm được toàn cảnh các trường để đăng ký xét tuyển nguyện vọng?

3 mức xét tuyển hôm nay, sẽ là căn cứ để các trường thông báo mức xét tuyển nguyện vọng 1. Sau khi công bố nguyện vọng 1 rồi thì các trường đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2. Trong khi công bố xét tuyển nguyện vọng 2 các trường sẽ công bố số lượng thí sinh, số chỉ tiêu còn lại.

Các em quan tâm đến trường nào thì nên theo dõi kỹ trường ấy, các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của trường có đầy đủ những thông tin này. Cho nên các em thí sinh không có gì để lo lắng.

Bộ có xây dựng ngân hàng thông tin dữ liệu hàng năm để các em căn cứ vào đó để có thông tin chính xác?

Chỉ tiêu tổng thể của các trường đăng ký hàng năm đã có trên web của Bộ. Còn lại tuyển bao nhiêu thì các trường linh động thông báo bởi vì cập nhật rất là phiền phức thông tin tổng thể này. Những năm trước thì việc này không có gì khó khăn. Các em theo dõi trên báo và web thông tin của các trường sẽ thấy rất rõ rãng. Các em nên quan tâm đối với những trường mình xét tuyển nguyện vọng 2 và 3. Còn nếu quan tâm hết các trường thì sẽ rất phức tạp.

Hải Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.

Trần Kiên

12:26 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm