Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 10/07/2013 - 20:54
Kỳ thi đại học vẫn gây áp lực lớn cho xã hội và lượng thí sinh ảo vẫn nhiều, đó là những nhận định của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, Trưởng Ban chỉ đạo thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013, tại cuộc họp báo tổng kết về kỳ thi. Cuộc họp báo vừa được Bộ tổ chức chiều nay, ngày 10/7.
Thí sinh làm bài thi đại học. (Ảnh: TTXVN)
Tại buổi họp báo, hàng loạt các vấn đề nóng liên quan đến kỳ thi đã được các phóng viên đặt câu hỏi với lãnh đạo Bộ như việc đổi mới công tác tuyển sinh, vấn đề chấm thi, vấn đề điểm sàn, điểm chuẩn cho thí sinh hệ liên thông…
Kỳ thi an toàn, nghiêm túc, nhưng áp lực
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013 đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Đề thi của các môn thi có nội dung nằm trong chương trình trung học phổ thông, chủ yếu là lớp 12, không có sai sót cả về nội dung và hình thức, có khả năng phân loại thí sinh và được bảo mật tuyệt đối trong tất cả các khâu. Công tác coi thi được triển khai nghiêm túc.
“Kỳ thi đã được tổ chức thành công, còn lại là chờ kết quả của thí sinh,” Thứ trưởng Ga nói.
Chậm nhất là ngày 31/7, các trường đại học sẽ hoàn tất chấm thi. Trên cơ sở kết quả của các trường, Hội đồng điểm sàn sẽ họp bàn tính toán điểm sàn, nguyên tắc là bảo đảm chất lượng đầu vào, bảo đảm cơ cấu vùng miền, dựa trên kết quả thi của thí sinh.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Ga cũng thừa nhận những tồn tại của kỳ thi như tỷ lệ thí sinh ảo vẫn cao, chiếm tới 22,4% trên tổng số thí sinh đăng ký dự thi, tăng 0,7% so với năm 2012. “Chúng tôi hy vọng năm nay tỷ lệ thí sinh ảo sẽ giảm nhưng trên thực tế lại tăng lên,” Thứ trưởng Ga nói.
Cũng theo ông Ga, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng vẫn gây áp lực và căng thẳng cho xã hội. Vì thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu để có thể tìm được hình thức thi phù hợp hơn, kỳ thi nhẹ nhàng hơn.
Tuy nhiên, việc thay đổi này cần có lộ trình và làm từng bước nên về cơ bản, từ nay đến năm 2015, kỳ thi do Bộ tổ chức vẫn theo hình thức ba chung (chung đề, chung đợt, chung kết quả thi), không có thay đổi lớn. Bên cạnh đó, thực hiện Luật Giáo dục và Đào tạo, các trường nghiên cứu để tìm phương án tuyển sinh và trình Bộ xem xét. Bộ sẽ lấy ý kiến dư luận, nếu phương án nào khả thi sẽ cho trường áp dụng ngay.
“Ngay cả Nhật Bản cũng đang muốn thay đổi phương thức tuyển sinh nhưng họ cũng vẫn phải nghiên cứu thêm và có lộ trình thay đổi ít nhất 5 năm. Nếu thay đổi ngay sẽ khiến thí sinh không phản ứng kịp,” Thứ trưởng Ga nói.
Trong ảnh, thí sinh ăn vội bữa trưa tạm bợ, chuẩn bị cho giờ thi buổi chiều. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Đề dễ để cứu trường khó tuyển?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, cơ cấu ban ra đề thi năm nay có sự thay đổi. Bộ có yêu cầu ban ra đề thi phải ra đề phù hợp hơn với năng lực thí sinh, không ra đề quá khó, đánh đố, nhưng vẫn đảm bảo phân loại được thí sinh.
Trên thực tế, đề thi năm nay, nhất là ở đợt 1, được đánh giá là dễ hơn so với các năm trước. Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu có phải Bộ có chủ trương ra đề dễ hơn để nâng điểm sàn, hoặc nhằm tạo nguồn tuyển dồi dào hơn cho các trường khó tuyển, Thứ trưởng Ga cho rằng, điểm thi cao hay thấp là khó nói trước. Đề thi năm nay có câu dễ cho thí sinh trung bình, có câu khó cho thí sinh khá và câu rất khó cho thí sinh xuất sắc. Tùy việc thí sinh làm được hay không mà đánh giá đề nên phải chờ điểm thi. Trên cơ sở điểm thi, Hội đồng điểm sàn sẽ họp và xác định điểm sàn phù hơp.
Theo ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, tổng chỉ tiêu vào các trường đại học, cao đẳng năm nay là 605.000 em, cơ bản tương đương với năm 2012. Kỳ thi năm nay có khoảng 1,29 triệu lượt thí sinh dự thi, “trừ hao” lượng thí sinh thi cả hai khối, còn lại khoảng 1 triệu thí sinh. “Nguồn tuyển vẫn dồi dào nên các trường không lo khó tuyển,” ông Khôi nói.
Cũng theo ông Khôi, trên thực tế, khi đi thanh tra công tác xét tuyển, Bộ nhận thấy có nhiều trường gọi nhưng thí sinh không đến do không tin tưởng về chất lượng đào tạo. “Người học mất tiền nên họ cũng tính đến hiệu quả xin việc sau khi ra trường. Vì thế, các trường cần nâng cao chất lượng đào tạo để thu hút học sinh,” ông Khôi nhấn mạnh.
Có thể có điểm chuẩn riêng cho thí sinh liên thông
Năm nay là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc thí sinh học trung cấp, cao đẳng muốn học liên thông lên cao đẳng, đại học nhưng tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng phải tham dự kỳ thi tuyển sinh đầu vào cùng với các thí sinh dự thi đại học.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, riêng với đối tượng này, điểm chuẩn đầu vào sẽ do hiệu trưởng của trường quyết định. Điểm chuẩn có thể bằng với điểm chuẩn tuyển sinh như các thí sinh khác, hoặc có thể có điểm chuẩn riêng cho hệ liên thông. Tuy nhiên, do thi ba chung nên điểm chuẩn này vẫn phải tuân thủ nguyên tắc là tối thiểu bằng điểm sàn./.
Theo Phạm Mai (Vietnam+)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên