Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 26/02/2014 - 09:56
(Thanh tra) - Đó là khẳng định của ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo tại cuộc họp thông báo phương án thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014. Ảnh: Hải Hà
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có nhiều đổi mới, trong đó có đổi mới quan trọng là giảm số môn thi từ 6 xuống còn 4 và ngoài 2 môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn thì học sinh được quyền tự chọn 2 môn còn lại thay vì Bộ chọn như trước đây.
Cách đổi mới này khiến dư luận lo sợ học sinh học lệch vì cho rằng ngoài 2 môn bắt buộc nếu được quyền chọn 2 môn còn lại thì học sinh khối A (Toán, Lý, Hóa) sẽ chọn Lý và Hóa chứ không chọn môn khác, hay học sinh khối C (Văn, Sử, Địa) sẽ chọn Sử và Địa…
Lý giải thắc mắc trên, ông Trinh khẳng định, việc đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay khiến học sinh không thể học lệch. Bởi chúng ta không chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để công nhận và xếp loại tốt nghiệp như những năm trước mà sử dụng kết hợp kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở lớp 12 với kết quả 4 môn thi để công nhận và xếp loại tốt nghiệp (theo trọng số đánh giá là 50% + 50%).
Bên cạnh đó, ông Trinh lý giải thêm: “Nên quan niệm học lệch khác một chút. Nếu xét về tổng thể số học sinh dự thi trên cả nước thì 6 môn trên đều được học sinh lựa chọn để thi và có thể giúp thí sinh phát huy sở trường ở những môn yêu thích. Vì thế, giảm môn thi không có nghĩa là thí sinh sẽ học lệch”.
“Giáo dục là câu chuyện không có đáp số cuối cùng, Bộ khẳng định thi 4 môn, trong đó học sinh được chọn 2 môn sẽ không làm khó cho nhà trường, không gây sốc cho học sinh và sẽ tiệm cận dần từ dễ đến khó, từ nông đến sâu. Và như vậy chuyện học lệch sẽ không xảy ra”.
Đê tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình thi, Bộ sẽ tổ chức cách thức thi theo nguyên tắc: Mỗi một học sinh sẽ có một số báo danh duy nhất trong suốt kỳ thi, phòng thi sẽ được viết theo môn, trong mỗi ca thi chỉ có duy nhất một môn thi.
Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp có thể lên tới 100%. |
Sau khi Bộ chính thức công bố về phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm nay, PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội bày tỏ băn khoăn về cách công nhận và xếp loại tốt nghiệp. Theo PGS Cương, việc công nhận và xếp loại tốt nghiệp mà sử dụng kết hợp kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở lớp 12 với kết quả 4 môn thi theo trọng số đánh giá là 50% + 50% thì rất có thể sẽ phát sinh tiêu cực trong quá trình học lớp 12 của học sinh. Bởi lẽ, hiện nay việc cho điểm ở lớp 12 rất dễ. Giáo viên thường “thương” học sinh, không muốn học sinh của mình trượt tốt nghiệp nên dễ cho điểm cao. Mặt khác, với cách xét này cũng rất dễ dẫn đến việc học sinh “chạy” điểm từ lớp 12. Ngoài lo sợ phát sinh tiêu cực, PGS Cương còn băn khoăn "năm nay các em thi tốt nghiệp chỉ cần 3 hay 4 điểm cũng đỗ vì có điểm lớp 12 kéo lại. Không chừng tỉ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay có thể lên tới 100%. |
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương