Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 07/11/2013 - 09:23
(Thanh tra)- Hiện nay, một số lượng không nhỏ sinh viên (SV) tốt nghiệp chưa tìm được việc làm hoặc làm việc không theo đúng ngành được đào tạo. Trong tình hình suy thoái kinh kế toàn cầu và khu vực cùng khó khăn của nền kinh tế trong nước, tình hình SV tìm việc làm càng khó khăn hơn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở đào tạo rà soát, điều chỉnh quy mô và ngành nghề đào tạo cho phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương và nhu cầu xã hội. Trong ảnh: Đại học Quốc gia Hà Nội - một trong những trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu VIệt Nam. Ảnh: http://static.panoramio.com
Nguyên nhân được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Vũ Luận nhìn nhận về chủ quan do các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) tổ chức đào tạo chưa quan hệ chặt với thị trường lao động chưa nắm bắt được nhu cầu nhân lực. Việc đăng ký tuyển sinh và lựa chọn ngành/trường đào tạo là do học sinh tự quyết định, tuy nhiên lại thiếu thông tin dự báo nguồn nhân lực, thông tin về thị trường lao động… Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của các bộ, ngành, địa phương chưa sát thực. Năng lực học tập của một số học sinh thấp, chất lượng chưa cao.
Về khách quan, theo Bộ GD&ĐT, xét từ góc độ nơi sử dụng lao động, SV tốt nghiệp không chỉ làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước mà làm việc ở tất cả các cơ sở thuộc 5 thành phần kinh tế; xét từ góc độ nguồn cung ứng nhân lực, tham gia cung cấp SV tốt nghiệp cho thị trường lao động không chỉ có trường công lập, mà còn có trường ngoài công lập, trường có yếu tố nước ngoài.
Ngày 19/4/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 579/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 làm căn cứ để các bộ, ngành và địa phương xây dựng và phê duyệt Quy hoạch Phát triển nguồn nhân của bộ, ngành và địa phương.
Về phía mình, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ đã và đang triển khai một số giải pháp như: Thành lập Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo và Cung ứng nhân lực để điều tra, phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực, tăng cường sự phối hợp gắn kết giữa các cơ sở đào đạo với các đơn vị sử dụng lao động. Xem xét đánh giá lại mạng lưới các trường ĐH, cao đẳng trong cả nước để đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, điều chỉnh một số chỉ tiêu, mục tiêu của Quy hoạch Mạng lưới đến năm 2020 cho phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam, định hướng quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu nhân lực của các địa phương.
Ngoài ra, Bộ còn nghiên cứu, triển khai Chương trình Phát triển ngành Sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 - 2020. Khuyến khích các địa phương ban hành các chính sách riêng nhằm thu hút nhà giáo, chuyên gia giỏi về công tác tại ngành giáo dục của địa phương. Thực hiện tốt chính sách miễn giảm học phí, đồng thời nghiên cứu đề xuất chế độ học bổng cao cho SV các trường sư phạm.
Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan nghiên cứu, tổ chức điều tra về việc làm, dự báo nhu cầu nhân lực, từ năm 2013, Bộ GD&ĐT đã thông báo tình hình đào tạo các ngành nghề và điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh, trong đó có ngành Sư phạm; tạm dừng mở mới các ngành đào tạo đang thừa “đầu ra” (như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán…). Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, hạn chế thành lập mới các trường ĐH đào tạo các ngành này.
Bên cạnh việc chỉ đạo các cơ sở đào tạo rà soát, điều chỉnh quy mô và ngành nghề đào tạo cho phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương và nhu cầu xã hội; Bộ GD&ĐT phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông để hỗ trợ công tác tư vấn tuyển sinh của các trường ĐH cao đẳng, giúp cho người học có cơ sở lựa chọn những ngành nghề có khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.
Phương Linh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?
Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Lê Phương
21:30 06/12/2024Trọng Tài
09:47 06/12/2024Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà