Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đột phá trong thi cử và khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm

Thứ năm, 05/12/2013 - 09:45

(Thanh tra) - Đó là chủ đề chính của cuộc tọa đàm trực tuyến, do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 4/12.

Từ trái qua: PGS.TS NGƯT Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh; PGS Văn Như Cương và Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển tại buổi tọa đàm. Ảnh: Hải Hà

“Cáo chung” thi “3 chung” 

Nhiều năm qua, thi cử ở nước ta còn mang nặng tính hình thức, từ khâu ra đề thi, giám sát thi đến chấm thi còn nhiều thiếu sót, nên không đánh giá đúng chất lượng của học sinh. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong thi cử liệu có khắc phục được tình trạng này? Câu hỏi này đã được các vị khách mời tham dự tọa đàm giải đáp.

Một trong những điểm mới trong Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo lần này là giao cho các trường đại học tự tuyển sinh đầu vào. Việc làm này liệu có phát sinh tiêu cực?

Trả lời câu hỏi trên, PGS Văn Như Cương cho biết: Các trường tự chủ tuyển sinh, đây là đổi mới đáng quan tâm. Theo tôi, thi “3 chung” đáng lý phải “cáo chung” từ lâu. Đứng về mặt khoa học “3 chung” nên kết thúc, bởi thi “3 chung” thì tất cả các trường có thí sinh thi chung khối đều có chung 1 đề (chung đầu vào), trong khi “đầu ra" của các trường lại khác nhau, như vậy rất mâu thuẫn. Ví dụ: Thí sinh thi Đại học Sư phạm Khoa Toán, học Toán ra để dạy Toán; thí sinh thi vào Đại học Bách khoa ra trường để làm kỹ sư… “đầu ra” là khác nhau, nên làm đề thi giống nhau là bất hợp lý.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho biết, bộ chủ trương cho các trường tự chủ, nếu các trường có yêu cầu và đủ khả năng.

Trong số câu hỏi gửi về chương trình, có ý kiến cho rằng, muốn đổi mới ra đề thi thì khâu đào tạo đội ngũ giáo viên có đủ trình độ, kỹ năng ra đề là vô cùng quan trọng. Hiện nay, Bộ đã thực hiện được đến đâu?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, nếu không đào tạo được đội ngũ giáo viên đủ trình độ ra đề thi thì đổi mới coi như thất bại. Xác định được tầm quan trọng đó, những năm gần đây, Bộ đã có chủ trương để giáo viên đổi mới ra đề và bước đầu đã có thành công.

Trả lời câu hỏi có nên ra đề thi mở cho học sinh, nhất là với môn Văn, đa số các vị khách mời đều đồng tình. Tuy nhiên, PGS Văn Như Cương bày tỏ băn khoăn: Ra đề mở rất khó. Mở tới đâu? Mở như thế nào? Đề mở nhưng chấm có mở không? Đề mở nhưng dạy học có mở không? Đó là những điều phải nghĩ.

Chống tiêu cực trong dạy thêm học thêm

Vấn đề dạy thêm học thêm (DTHT) cũng làm “nóng” không khí buổi tọa đàm. Hiện nay, tình trạng này diễn ra tràn lan. Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, có 3 nguyên nhân dẫn đến DTHT tràn lan. Thứ nhất, do quản lý giáo dục đang có vấn đề; thứ hai, do nội dung kiến thức trong chương trình quá nặng, học sinh phải học nhiều; thứ ba, đó chính là kỳ vọng quá cao của phụ huynh học sinh đặt lên vai của con em mình.

Trả lời câu hỏi có nên DTHT không, PGS Văn Như Cương cho biết, DTHT là cần thiết, nhưng phải chống tiêu cực trong DTHT. DTHT nếu trong sáng, chính đáng sẽ rất ích lợi. Để làm được điều đó, các thầy, cô nên dạy thêm bằng cách dạy phụ đạo cho học sinh kém, bồi dưỡng cho học sinh giỏi. Nhưng nếu DTHT vì vụ lợi, núp dưới danh nghĩa bồi dưỡng cho học sinh để tăng thêm thu nhập cho giáo viên thì đó là bức tranh tối, cần phải hạn chế tối đa.

Nhiều ý kiến của người dân cho rằng, sở dĩ DTHT hoành hành với tốc độ chóng mặt như hiện nay là do cuộc sống của giáo viên vẫn còn nhiều khó khăn, nên họ phải bám vào "công cụ" DTHT.

Về thực tế này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, theo những nội dung được nêu ra trong Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thang bậc lương của giáo viên sẽ cao nhất trong bậc lương của khối hành chính sự nghiệp. Bên cạnh đó, giáo viên còn có phụ cấp nghề nghiệp. Ngoài ra, còn dựa trên thực lực, cống hiến của từng giáo viên để có những đánh giá, ghi nhận, đãi ngộ cụ thể. Với giáo viên trẻ, ngành sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ được làm việc, học tập và cống hiến.


Hải Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.

Trần Kiên

12:26 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm