Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Phương
Thứ ba, 13/08/2024 - 21:44
(Thanh tra) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Thí điểm học bạ số của Bộ GDĐT, diễn ra chiều ngày 13/8, tại Hà Nội.
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: XP
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Thái Văn Tài cho biết, tính tới hết ngày 12/8, có 63/63 Sở GDĐT đã đăng ký và được cấp tài khoản kết nối, báo cáo học bạ số (thí điểm) về Kho học bạ số Bộ GDĐT (hệ thống thử nghiệm).
Có 61 Sở GDĐT đã đăng ký và được duyệt chứng thư số dùng để gửi báo cáo học bạ số về Kho học bạ số Bộ GDĐT.
Có 59 Sở GDĐT đã thực hiện gửi báo cáo học bạ số về Kho học bạ số Bộ GDĐT với 4.241.906 học bạ số cấp tiểu học, chiếm tỷ lệ 59,47% (trong tổng số 7.100.388 học bạ cấp tiểu học từ lớp 1 - 4 trong năm học 2023 - 2024).
Các nhà trường cơ bản đã có phần mềm quản lý trường học của Sở GDĐT xây dựng hoặc các nhà cung cấp phần mềm cung cấp; cán bộ quản lý, giáo viên đã làm quen với nghiệp vụ phần mềm quản lý trường học; cơ sở dữ liệu ngành về cơ bản có đủ thông tin cho quá trình khởi tạo, cập nhật học bạ số.
Theo ông Tài, triển khai học bạ số sẽ giúp giảm áp lực hồ sơ, sổ sách cho giáo viên; giúp tăng tính minh bạch, bảo mật trong công tác quản lý và giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin một cách khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.
Đây là giải pháp để thúc đẩy mạnh mẽ nhiệm vụ cải cách hành chính, chuyển đổi số trong ngành Giáo dục, thúc đẩy phát triển xã hội số, góp phần triển khai có hiệu quả Đề án 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ tạo được sự quyết tâm thực hiện của các lực lượng trong và ngoài ngành Giáo dục.
Tuy nhiên, cũng theo ông Tài, công tác truyền thông về triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học vẫn chưa kịp thời và chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng nên còn có ý kiến muốn có bản học bạ giấy bên cạnh việc sử dụng học bạ số.
Bên cạnh đó, một số cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên có tâm lý e ngại mỗi khi đề cập đến việc sử dụng các phần mềm, nhập dữ liệu, liên kết dữ liệu, tính chính xác của dữ liệu, bảo mật thông tin, chi phí cho việc sử dụng chữ ký số, các chế độ cho người thực hiện nhiệm vụ liên quan đến học bạ số.
“Cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về nhiệm vụ triển khai học bạ số là nhiệm vụ quan trọng; lợi ích triển khai sử dụng học bạ số để tăng cường tính minh bạch trong quản lý, thông suốt, liên thông trong quản lý, không phát sinh thêm về thủ tục, công việc và nhân lực vận hành”, ông Tài cho biết.
Chia sẻ về nội dung học bạ số, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành cho biết, qua tìm hiểu thực tế, tất cả các trường đều đã được cấp tài khoản để nhập cơ sở dữ liệu ngành. Hiệu trưởng nhà trường phải nhập thông tin lên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành. Việc nhập kết quả học tập bằng học bạ số được các trường kí số và gửi về cơ sở dữ liệu của Sở GDĐT đảm bảo tính pháp lý.
Còn theo ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, hiện có 69% các tỉnh thực hiện thí điểm được học bạ số với trên 50% tổng số học sinh. Công tác triển khai có một số khó khăn, thiếu sót trong vấn đề nhận thức về học bạ số ở địa phương, lúng túng trong quy trình tổ chức thực hiện chữ kí số cho giáo viên...
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao sự cố gắng của ban chỉ đạo cũng như một số địa phương đã rất hăng hái thực hiện thí điểm học bạ số cấp tiểu học. Đồng thời, tiến hành sơ kết đánh giá và phân tích được những điểm còn khó khăn để tìm ra các giải pháp phù hợp.
Đề án triển khai học bạ số cho cả tiểu học và trung học phải thống nhất trong cùng một hệ thống. Đây là việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý điều hành, sự giám sát của các sở/ngành và thực hiện các dịch vụ xã hội nếu cần thiết. Hệ thống đó có kết nối với dịch vụ công quốc gia và sử dụng được trong VNeID.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn yêu cầu việc triển khai học bạ số cần xác định lộ trình thời gian sao cho khả thi. Vấn đề mô hình kỹ thuật cũng cần phải làm rõ. Cần xây dựng cơ sở dữ liệu chung thống nhất, bao trùm toàn ngành Giáo dục.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 21/11, ông Đặng Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhà trường đã tiến hành họp Hội đồng Kỷ luật, đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với 3 học sinh trực tiếp tham gia đánh bạn. Thời gian đình chỉ học trong 2 tuần, từ 19/11 đến 2/12.
Hương Trà
19:24 21/11/2024(Thanh tra) - Liên Chiểu được xem là địa phương đầu tiên trên địa bàn TP Đà Nẵng triển khai thí điểm 3 phòng học số và thư viện số trong trường học, giúp học sinh tiếp cận công nghệ thông tin trong học tập.
Ngọc Phó
16:21 21/11/2024Vũ Linh
19:00 20/11/2024Vũ Linh
16:22 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Thu Huyền
Hoàng Nam
Anh Minh
Thùy Dương
Hương Giang
TK
Ngọc Giàu
PV
Thu Huyền
Thu Huyền