Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần xác định lại vai trò của “5 nhà”

Thứ bảy, 21/12/2013 - 10:37

(Thanh tra) - Ông Giản Tư Trung, chuyên gia giáo dục, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục IRED, Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE đã nói như vậy tại hội thảo khoa học “Những giải pháp cấp bách cần thực hiện để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam đến năm 2030” tổ chức trong 2 ngày 19 - 20/12, tại Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển tại buổi hội thảo chiều 20/12 . Ảnh: Hải Hà

Hội thảo do Hội Khuyến học Việt Nam và Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam tổ chức nhằm tìm biện pháp, việc làm cụ thể để mau chóng đưa Nghị quyết Trung ương 8 khoa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo Việt Nam” sớm đi vào cuộc sống, thay đổi nhanh chóng tình hình giáo dục Việt Nam hiện nay.

4 vấn đề trọng tâm được thảo luận tại hội thảo lần này là: Đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục, phân luồng, phân ban; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, đánh giá thi cử, tuyển sinh đại học, cao đẳng, vấn đề liên kết, liên thông trong đào tạo; đổi mới hệ thống sư phạm, trường quản lý giáo dục, đào tạo lại giá viên, cán bộ quản lý, chế độ chính sách đối với giáo viên; xã hội hóa giáo dục, nguồn nhân lực đáp ứng điều kiện dạy và học trong đổi mới.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, đổi mới mới cơ cấu hệ thống giáo dục, phân luồng, phân ban là vấn đề cốt lõi để đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam. Ông Trần Xuân Nhĩ, Chủ tịch Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam ví von: Đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục, phân luồng, phân ban giống như xây dựng cái nhà, ban đầu cũng phải có ý tưởng, có bản thiết kế rồi mới xây móng làm nhà. Trong giáo dục cũng vậy, phải xác định hệ thống giáo dục cho từng bậc học là bao nhiêu năm, phân luồng, phân ban như thế nào mới có cơ sở để xây dựng chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy và học.

Các đại biểu tham dự hội thảo đặc biết nhấn mạnh đến vai trò của môn Anh văn. Các đại biểu đề xuất, ngay trong năm học 2014 - 2015, cần tăng cường học Anh văn nhất là lớp đầu cấp, thậm chí học ngay từ bậc mầm non.

Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục phải nhanh chóng chuyển sang hệ giáo dục mở, nghĩa là phải nhanh chóng xóa bỏ các rào cản để mọi người dân được tiếp cận với giáo dục như vấn đề thi cử, tuổi tác…

Đặc biệt, vấn đề thi phổ thông, thi tuyển sinh, liên thông, liên kết đã làm “nóng” buổi hội thảo. Nhiều đại biểu nói, 1 mùa hè có tới 2 kỳ thi như vậy là không cần thiết, vì mỗi kì thi không tăng kiến thức mà lại rất tốn kém. Cuối cùng, các đại biểu đi đến thống nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp, sau đó để các trường đại học, cao đẳng được quyền tự chủ tuyển sinh theo phương thức xét tuyển, hoặc xét tuyển kết hợp với thi tuyển hoặc tổ chức thi tuyển theo điều 34 Luật Đại học

Về vấn đề liên thông kiên kết, theo ông Nhĩ đây là việc cần làm để tạo điều kiện cho nhiều người được học và nâng cao trình độ và cũng là tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời. Tuy nhiên, để làm tốt điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần siết chặt quản lý, xây dựng lại chương trình dạy, tăng cường kiểm định chất lượng đầu ra…

Vấn đề tổ chức lại hệ thống các trường sư phạm, đa số các đại biểu đều nhất trí đề xuất Bộ nên quy hoạch hệ thống các trường sư phạm trọng điểm và phải có chế độ chính sách để có được thầy cho ra thầy, thợ cho ra thợ. “Dạy sư phạm ko chỉ dạy chữ mà phải dạy ăn, dạy ở. Vì vậy, các trường sư phạm cần có chỗ ở nội trú và phải giám sát như môi trường quân đội. Bên cạnh đó, để thu hút người giỏi vào sư phạm thì cần có chế độ thỏa đáng như: Không đóng học phí, học xong được tuyển dụng…” ông Nhĩ nhấn mạnh.

Kết thúc 2 ngày hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển ghi nhận ý kiến đóng góp của các đại biểu. “Đây là những ý kiến thiết thực và hết sức quý báu, Bộ sẽ tiếp thu để từ đó có những điều chỉnh hợp lý, góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống giáo dục Việt Nam tốt nhất”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Cần xác định lại vai trò của “5 nhà” Ông Giản Tư Trung, chuyên gia giáo dục, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục IRED, Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE tại hội thảo. Ảnh: Hải HàÔng Giản Tư Trung cho biết, muốn đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam cần phải thay đổi vai trò của các chủ thể thực hiện. Chủ trương giáo dục mới phải tạo ra những chủ thể mới. Muốn vậy 5 chủ thể đồng thời là “5 nhà” (Nhà nước, nhà trường, nhà giáo, nhà mẹ (tức gia đình), nhà học (người học)) phải làm tốt công việc của mình. Hiện nay, “5 nhà” đang làm việc của nhau, Nhà nước làm thay việc của nhà trường, nhà trường làm thay việc nhà giáo, nhà giáo làm thay việc của học sinh… vì vậy trước hết mỗi nhà hãy tự giành lại quyền của chính mình để làm tốt vai trò được giao. Như vậy đổi mới mới đem lại hiệu quả tốt nhất.

Trường đại học ngoài công lập chưa có tiềm lực để tồn tại Ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học FPT tại hội thảo. Ảnh: Hải HàPhát biểu tại hội thảo, ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học FPT cho biết: Giáo dục đại học có vai trò quan trọng vì nếu giáo dục đại học không tốt thì cung cấp nhân lực cho nền kinh tế khó đạt được mục tiêu. Giáo dục đại học hiện nay còn nhiều việc phải làm như vấn đề tự chủ trong tuyển sinh… Ông Tùng bày tỏ băn khoăn đến vấn đề phát triển các trường đại học ngoài công lập. Theo ông Tùng, tính riêng đại học thì 2001 tỷ lệ sinh viên ngoài công lập của nước ta là 12,2 %, trong 12 năm qua tỷ lệ này có lúc tăng, lúc giảm và đến năm 2012 - 2013 lại trở lại con số 12,2%. Điều này cho thấy, ở Việt Nam hiện nay các trường công lập gần như thống trị tuyệt đối. Thực tế đây là bức tranh không cân đối, đặc biệt nếu so sánh với các nước Đông Nam Á về tỷ lệ này thì Việt Nam chỉ hơn Myanma.Ông Tùng cho biết thêm: Thực chất hiện nay các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam chưa có tiềm lực để tồn tại. Ông Tùng đề xuất, nên thay đổi chính sách để cải thiện yếu kém của giáo dục ngoài công lập để đại học ngoài công lập ít nhất là phát triển được về quy mô. Hiện nay, muốn thành lập các trường ngoài công lập thì phải đáp ứng được yêu cầu có 5ha đất. Đây có thể coi là rào cản hạn chế thành lập mới các trường ngoài công lập.   Hải Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình có "né" trả lời báo chí?

Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình có "né" trả lời báo chí?

(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?

Nam Dũng

20:00 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm