Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Phương
Thứ năm, 03/10/2024 - 21:55
(Thanh tra) - Đến thời điểm này, các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo Thí điểm học bạ số và ban hành kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể. Các sở giáo dục và đào tạo (GDĐT) đã gửi dữ liệu học bạ số về Bộ GDĐT. Tuy nhiên, việc triển khai học bạ số cấp trung học là việc mới nên còn gặp nhiều khó khăn trong tổ chức thực hiện.
Hội thảo phương án triển khai học bạ số cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông diễn ra chiều ngày 3/10 tại Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng cần nhất quán các quy định trước đó về học bạ giấy để có sự đồng bộ trong quá trình triển khai. Ảnh: LP
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành cho biết, thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo, đối với nhiệm vụ triển khai học bạ số, ngày 30/7/2024, Bộ GDĐT đã ban hành Kế hoạch số 904/KH-BGDĐT về triển khai học bạ số cấp trung học.
Việc triển khai học bạ số cho các cơ sở giáo dục trung học có học sinh học chương trình giáo dục phổ thông, học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông nhằm đảm bảo sự đồng bộ, liên thông giữa các cơ sở giáo dục với các cơ quan quản lý giáo dục. Tạo thuận tiện, an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng học bạ số thay thế học bạ giấy góp phần cải cách hành chính có sử dụng học bạ; phù hợp với điều kiện hạ tầng về công nghệ thông tin và cách tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục hiện nay.
Ông Thành cũng cho biết, qua quá trình khảo sát thực tế tại một số địa phương cho thấy, đến thời điểm này, các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo Thí điểm học bạ số và ban hành kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể, tích cực phối hợp với các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan triển khai các công việc liên quan đến học bạ số.
Các cơ sở giáo dục đã có phần mềm quản lý trường học. Cán bộ quản lý, giáo viên đã làm quen với nghiệp vụ phần mềm quản lý trường học. Đồng thời, các doanh nghiệp tích cực hỗ trợ các cơ sở giáo dục triển khai học bạ số tại các địa phương.
Hiện nay, cơ bản các sở GDĐT đã gửi dữ liệu học bạ số về Bộ GDĐT. Việc triển khai học bạ số các cấp đồng bộ cũng thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số trong ngành Giáo dục, góp phần triển khai hiệu quả Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Tuy nhiên, theo ông Thành, việc triển khai học bạ số cấp trung học là việc mới nên còn gặp khó khăn trong tổ chức thực hiện liên quan đến cơ sở hạ tầng; cấp, quản lý chữ ký số cho cán bộ quản lý, giáo viên; cơ sở pháp lý; kinh phí thực hiện; phần mềm; tính bảo mật thông tin, chính xác của cơ sở dữ liệu, phương án xử lý trong một số trường hợp phát sinh cụ thể… Do đó, rất cần ý kiến của các địa phương, từ cấp quản lý, chuyên viên phụ trách các phòng thuộc sở GDĐT, phòng GDĐT, các nhà trường để lắng nghe, đưa ra các giải pháp giúp bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện hơn trong quá trình chính thức triển khai học bạ số cấp trung học tại các địa phương trong thời gian sắp tới.
Theo Trưởng phòng GDĐT huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, ông Ngô Văn Hiền, triển khai học bạ số toàn ngành Giáo dục là chủ trương đúng đắn, cần thiết phải thực hiện nhằm đảm bảo sự liên thông, liên kết giữa các cấp bậc học. Năm học 2023 - 2024, tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện học bạ số cấp tiểu học và hiện nay đang triển khai ở cấp trung học.
Để thực hiện hiệu quả học bạ số cấp trung học, ông Hiền mong muốn Bộ GDĐT sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để các cấp, các đơn vị tại địa phương triển khai. Đặc biệt là cần chi tiết hóa các quy định về phân cấp, phân quyền quản lý học bạ số. Đồng thời, thống nhất, nhất quán các quy định trước đó về học bạ giấy để có sự đồng bộ trong quá trình triển khai.
Còn theo Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, ông Nguyễn Văn Trọng, việc triển khai học bạ số là xu hướng tất yếu, phù hợp với bối cảnh xã hội chuyển đổi số hiện nay. Tuy nhiên, cần lưu ý hơn đối với các trung tâm giáo dục thường xuyên do các trung tâm hiện nay được quản lý bởi hai cơ quan chủ quản. Giáo viên của các trung tâm giáo dục thường xuyên hiện nay chủ yếu là giáo viên hợp đồng và thỉnh giảng, vì vậy cũng đặt ra những băn khoăn trong việc cấp, quản lý, sử dụng chữ ký số.
Ông Trọng mong muốn việc triển khai học bạ số được thực hiện ở các cấp học để đảm bảo sự liên thông trong quá trình học tập của một cá nhân. Đồng thời cho rằng, cần có sự khớp nối giữa các doanh nghiệp cung cấp phần mềm với các cơ sở giáo dục, Sở GDĐT và dữ liệu ngành Giáo dục để đạt được mục tiêu thuận tiện trong quản lý, tra cứu, lưu trữ dữ liệu.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 21/11, ông Đặng Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhà trường đã tiến hành họp Hội đồng Kỷ luật, đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với 3 học sinh trực tiếp tham gia đánh bạn. Thời gian đình chỉ học trong 2 tuần, từ 19/11 đến 2/12.
Hương Trà
19:24 21/11/2024(Thanh tra) - Liên Chiểu được xem là địa phương đầu tiên trên địa bàn TP Đà Nẵng triển khai thí điểm 3 phòng học số và thư viện số trong trường học, giúp học sinh tiếp cận công nghệ thông tin trong học tập.
Ngọc Phó
16:21 21/11/2024Vũ Linh
19:00 20/11/2024Vũ Linh
16:22 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Thùy Dương
Hương Giang
TK
Ngọc Giàu
PV
Thu Huyền
Thu Huyền
TK
Cảnh Nhật