Theo dõi Báo Thanh tra trên
Bùi Bình
Thứ năm, 10/04/2025 - 15:00
(Thanh tra) - Vừa qua, cử tri tỉnh Yên Bái đã gửi tới Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) hàng loạt kiến nghị liên quan đến công tác hỗ trợ kinh phí cho trẻ mầm non, chính sách thu hút và hỗ trợ giáo viên, chế độ đối với học sinh học tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, hướng dẫn xếp hạng cùng chế độ phụ cấp cho lãnh đạo các trung tâm này và vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng cho các trường học miền núi. Trước các đề xuất trên, Bộ GD&ĐT đã có những phản hồi cụ thể, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dạy và người học, đặc biệt là ở những địa bàn khó khăn.
Các nhà hảo tâm chung tay bổ sung bữa ăn trưa cho học sinh điểm trường Làng Ca - Cát Thịnh - Văn Chấn - Yên Bái. Ảnh: YB
Theo phản ánh của cử tri, việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mầm non được thực hiện theo Nghị định số 05/2020/NĐ-CP (hiện đã được thay thế bởi Nghị định số 105/2020/NĐ-CP), chia thành hai kỳ trong năm học, dẫn đến việc nhiều gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo nhận kinh phí muộn, ảnh hưởng đến tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ.
Bộ GD&ĐT khẳng định ngoài chính sách hỗ trợ ăn trưa, trẻ thuộc một số đối tượng còn được hưởng chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP cùng nhiều chính sách khác. Tuy vậy, việc chi trả kinh phí phải bảo đảm tuân thủ Luật Ngân sách nhà nước về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán. Thời gian tới, Bộ GD&ĐT cam kết tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan để nghiên cứu, đề xuất phương án chi trả phù hợp hơn, góp phần tạo thuận lợi cho trẻ em và phụ huynh.
Trước kiến nghị của cử tri về việc bổ sung chính sách thu hút tuyển dụng giáo viên, nhất là tại các huyện vùng cao, còn nhiều khó khăn như Mù Cang Chải, Bộ GD&ĐT cho hay tuyển dụng viên chức (bao gồm giáo viên) phải tuân thủ Luật Viên chức và các quy định pháp luật hiện hành. Muốn thu hút nguồn nhân lực về vùng khó khăn, chính quyền địa phương có thể đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ bổ sung theo thẩm quyền.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng đang xây dựng Dự án Luật Nhà giáo, trong đó lồng ghép nội dung khuyến khích và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt cho những địa phương còn khó khăn. Về việc thanh toán lương dạy thêm giờ, chế độ này hiện được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC.
Cử tri đề nghị bổ sung nhóm học sinh (người dân tộc thiểu số thường trú tại xã đặc biệt khó khăn) đang theo học tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên được hưởng các chế độ hỗ trợ, tương tự như học sinh trung học phổ thông theo học tại trường phổ thông.
Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết đang xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 116/2016/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT. Trong dự thảo, Bộ đã tiếp thu đề xuất của cử tri về việc bổ sung học viên giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông vào diện được thụ hưởng chính sách hỗ trợ. Bộ đã trình Chính phủ (lần thứ ba) Tờ trình số 1573 ngày 25/10/2024 và dự kiến sẽ sớm hoàn thiện để ban hành chính thức.
Cũng theo cử tri, công tác xếp hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên vẫn còn nhiều khó khăn do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Bộ GD&ĐT nêu rõ, sau khi Luật Giáo dục năm 2019 có hiệu lực (từ ngày 1/7/2020), trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên được coi là cơ sở giáo dục thuộc Bộ GD&ĐT. Ngày 6/1/2023, Bộ đã ban hành Thông tư số 01 về Quy chế tổ chức và hoạt động của các trung tâm này. Tuy nhiên, một số nội dung quản lý cần được tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong Nghị định số 127/2018/NĐ-CP để làm cơ sở pháp lý thống nhất. Dự kiến, Bộ GD&ĐT sẽ tham mưu sửa đổi Nghị định số 127/2018/NĐ-CP vào năm 2025, từ đó có hướng dẫn cụ thể về xếp hạng và phụ cấp chức vụ cho cán bộ quản lý tại các trung tâm.
Phản ánh của cử tri cho thấy nhiều trường mầm non, trường phổ thông ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi đang rơi vào tình trạng cơ sở vật chất xuống cấp, bếp ăn tạm bợ… ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, cũng như sự phát triển thể chất của trẻ. Đồng thời, nguồn lực đầu tư tại các địa phương còn hạn chế.
Bộ GD&ĐT cho biết, căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg, đối tượng đầu tư của Tiểu dự án 1 – Dự án 5 “Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú…” đã được ấn định, phân bổ theo Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg và Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg. Mới đây, Bộ GD&ĐT đã gửi Văn bản số 142/BGDĐT-GDDT ngày 13/01/2025 đến Bộ Dân tộc và Tôn giáo để đề xuất bổ sung mục tiêu “xây dựng 100% số trường lớp học được kiên cố hóa”. Bộ đồng thời khuyến nghị các địa phương ưu tiên bố trí kinh phí, nâng cấp trường lớp tại các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo môi trường học tập an toàn cho giáo viên và học sinh.
Bộ GD&ĐT khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp cùng các bộ, ngành và các đơn vị liên quan nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm đảm bảo hiệu quả triển khai các chính sách hỗ trợ, nâng cao chất lượng dạy – học và thúc đẩy phát triển bền vững nền giáo dục toàn diện.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Là chủ đề của phiên thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025, diễn ra vào ngày 17/4.
Thái Hải
(Thanh tra) - Sau khi Bộ Chính trị quyết định miễn học phí cho học sinh công lập cả nước từ năm học 2025 - 2026, thì Thường trực Ban Bí thư cũng đã có văn bản chỉ đạo Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét mở rộng với học sinh trường dân lập, tư thục, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.
Hương Giang
Thuỳ Linh
Hải Hà
Phương Anh
Văn Thanh
Trọng Tài
Nam Dũng
Hương Giang
Hương Trà
Trần Kiên
Trung Hà
Thư Kỳ
Chính Bình
Trung Hà
Hương Giang
Ngọc Phó