Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 27/09/2021 - 16:04
(Thanh tra) - Theo ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chúng ta đã áp dụng mô hình “zero COVID -19 quá dài”, phong tỏa “cứng” đất nước, đã làm đổ vỡ các chuỗi cung ứng.
"Địa phương nào chỉ cần có một, hai ca dịch là người ta “khoá cứng”. Như vậy sẽ đổ vỡ hết toàn bộ chuỗi lưu thông của đất nước”, ông Nguyễn Sỹ Dũng nói. Ảnh: Đ.X
Sáng 27/9, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì tọa đàm.
Đây là tọa đàm lần đầu tiên được tổ chức trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh đại dịch COVID -19.
Đóng chợ truyền thống vô tình tạo lợi ích cho 1 nhóm người
Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là mô hình chống dịch như thế nào.
Nhìn lại thời gian qua, ông Dũng đánh giá, chúng ta đã áp đặt mô hình “zero COVID -19” quá dài, phong tỏa “cứng” đất nước đã gây “đỗ vỡ” các chuỗi cung ứng, trong khi chỉ nên phong tỏa từ 7-10 ngày.
Chưa kể, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng việc áp dụng một số các biện pháp phòng chống dịch đã tạo ra “khoản tô” khổng lồ. Đơn cử, TP HCM “khóa cứng” hết chợ truyền thống, chợ dân sinh, chợ đầu mối, chỉ cho siêu thị hoạt động. Như vậy, siêu thị nhận được những khoản lợi nhuận rất lớn.
“Đó là những khoản tô “ăn theo” chính sách chúng ta đề ra. Những khoản tô này không chỉ ở Hà Nội, TP HCM mà ở rất nhiều tỉnh, thành. Cái đó đánh vào người dân nghèo”, ông Dũng nói.
Ông Dũng đưa ra ví dụ với hàng chục triệu người đã không có việc làm, nhưng chợ truyền thống giá rẻ không tiếp cận được, phải đi siêu thị. “Hàng triệu người nghèo sống dựa vào chợ truyền thống, mà không chỉ người mua, mà cả người bán”, chuyên gia này cho hay.
Trao đổi với báo chí bên lề tọa đàm về quan điểm này, ông Dũng giải thích thêm “khoản tô” cần phải được hiểu là những chính sách, biện pháp quản lý được đưa ra đã vô tình tạo ra lợi ích cho một nhóm nào đó, chứ không phải doanh nghiệp có được do cạnh tranh thị trường. Điều đó đồng nghĩa, một bộ phận lớn người dân sẽ bị ảnh hưởng, bị thiệt hại cho nguồn lợi tập trung cho một nhóm nhỏ.
Không chỉ vậy, theo ông Dũng, các quy định và yêu cầu về xét nghiệm ở một số nơi hiện nay cũng đang tạo ra “khoản tô” lớn cho nhóm lợi ích.
Đơn cử, nhiều địa phương yêu cầu xét nghiệm liên tục, hoặc có những trường hợp không cần xét nghiệm nhưng vẫn yêu cầu phải có giấy xét nghiệm như giấy thông hành. Trong khi đó, chi phí xét nghiệm lên tới hàng trăm nghìn đồng, nhưng nhiều thông tin, số liệu nhập khẩu cho hay giá các bộ xét nghiệm chỉ vài chục nghìn đồng.
Mỗi tỉnh phòng chống dịch mỗi kiểu làm nền kinh tế đổ vỡ
Những bất cập trong áp dụng biện pháp phòng chống dịch đặt ra yêu cầu phải thay đổi chiến lược, mô hình chống dịch để phục hồi kinh tế. Ông Dũng bày tỏ “rất mừng” là Thủ tướng đã bắt đầu làm việc này, nhưng hiện các địa phương vẫn rất khác nhau.
“Tôi cho rằng phân cấp, phân quyền là quan trọng nhưng ở thời điểm này phải cần mệnh lệnh từ Trung ương. Còn mỗi tỉnh mỗi kiểu, tỉnh đòi loại giấy này, tỉnh đòi loại giấy khác; tỉnh cho qua, tỉnh không thì làm sao kinh tế không đổ vỡ được”, ông Dũng nhận định.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, chuyển đổi mô hình chống dịch thì một hoạt động cụ thể nhất là mở cửa lại chợ truyền thống, chợ đầu mối để hàng triệu người dân có thể tiếp cận được.
Theo TS Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế cho rằng, chương trình phục hồi phải bao gồm cải cách thể chế, môi trường kinh doanh, đầu tư, hạ tầng, hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo, lao động, chuyển đổi số, nâng cao kỹ năng…
“Lúc “nước sôi lửa bỏng” này, Quốc hội, Chính phủ ra nghị quyết thì cố gắng đưa ra giải pháp luôn, chứ hiện nay là yêu cầu các bộ, ngành đưa ra giải pháp theo thời hạn”, ông Thành khuyến nghị.
Để quay lại sản xuất, ông Thành cho rằng ba vấn đề lớn cần quan tâm là cần có khung, khuôn khổ phòng chống dịch, quay lại sản xuất kinh doanh; vấn đề lao động gắn với sự dịch chuyển, trạng thái lao động khi doanh nghiệp cho rằng phải mất tới 2 năm mới quay lại trạng thái ban đầu về lao động; vấn đề dòng tiền và tài chính.
Ông Thành cũng đề cập đến đầu tư công phải gắn với quy hoạch. Theo ông, hiện nay quy hoạch chiến lược “vô cùng chậm”, nhiều tỉnh “lẹt đẹt” quy hoạch chưa có, thiếu quy hoạch vùng. Cùng với đó, cải cách thể chế cần xem xét kỹ chương trình làm luật, chuẩn bị nguồn lực sẵn có, đặc biệt là đất đai; thúc đẩy sáng tạo gắn với Luật Bảo vệ dữ liệu; chính sách bảo vệ công chức; pháp lý về tình trạng khẩn cấp…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh