Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 27/09/2021 - 11:13
(Thanh tra) - Theo ông Jacques Morisset, chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB), nguyên nhân Việt Nam mất điểm sao là do tình hình y tế xấu đi, tiêm chủng chậm và yêu cầu hạn chế di chuyển nghiêm ngặt, các chính sách ứng phó về kinh tế có quy mô nhỏ và thiếu cân bằng, trợ giúp xã hội “rụt rè và hạn chế”, ít hơn nhiều so với hầu hết các nước châu Á.
Ông Jacques Morisset, chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB). Ảnh: Đ.X
Sáng ngày 27/9, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Toạ đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế- xã hội. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì tọa đàm.
Đây là tọa đàm lần đầu tiên được tổ chức trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Một số biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp chưa đủ “sức nặng”
Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, dịch COVID-19 diễn biến kéo dài khiến nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề.
Theo bà Minh, Chính phủ đã ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định xã hội, thực hiện các biện pháp thuế, tín dụng, trợ cấp lao động… để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Song, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn, gây rủi ro, gián đoạn chuỗi cung ứng đã làm tăng đáng kể chi phí của doanh nghiệp.
“Dù có nhiều nỗ lực cải thiện, công tác điều hành và chất lượng các văn bản chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, bất cập. Việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch tại các địa phương chưa cân nhắc hài hòa, đồng bộ các quy trình, biện pháp, liên quan để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với hoạt động lưu thông hàng hóa giữa các địa phương. Một số biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế như giãn, hoãn thuế, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí… chưa đủ “sức nặng” cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp”, bà Minh nêu.
Góp ý với chủ đề “COVID-19: Kinh tế Việt Nam lấy lại ánh hào quang” do ông Jacques Morisset, Chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý Chương trình Kinh tế Vĩ mô, Thương mại và Đầu tư, WB Việt Nam trình bày đưa ra đánh giá, “Việt Nam đã chuyển từ hạng sao xuống hạng dưới trung bình”.
Nguyên nhân, theo ông Jacques Morisset là do tình hình y tế xấu đi, tiêm chủng chậm và yêu cầu hạn chế di chuyển nghiêm ngặt, các chính sách ứng phó về kinh tế có quy mô nhỏ và thiếu cân bằng, trợ giúp xã hội “rụt rè và hạn chế”, ít hơn nhiều so với hầu hết các nước châu Á.
Quản lý hạn chế di chuyển cần thông minh hơn
Để đi vào trạng thái bình thường mới, chuyên gia của WB cho rằng cần rút ra các bài học kinh nghiệm. Theo đánh giá, tốc độ phục hồi phụ thuộc rất lớn với quy mô của các chương trình tiêm chủng, mặc dù xét nghiệm vẫn là biện pháp quan trọng để ngăn chặn đại dịch.
Dự báo, các quốc gia có chương trình tiêm chủng tích cực hơn dự kiến sẽ có mức tăng trưởng nhanh hơn vào năm 2021, gắn với tăng cường xét nghiệm hàng ngày.
Ông Jacques Morisset khuyến nghị, việc quản lý hạn chế di chuyển cần thông minh hơn, trên cơ sở giám sát chặt chẽ và chia sẻ thông tin để điều chỉnh các biện pháp hạn chế di chuyển, đơn giản hóa và điều phối các quy trình.
Với các chương trình trợ giúp xã hội, WB khuyến nghị, cần hiệu quả hơn để giảm bớt gánh nặng kinh tế.
Theo chuyên gia WB, Việt Nam cần tăng cường khả năng phục hồi thông qua một hệ thống trợ giúp xã hội mạnh mẽ và linh hoạt.
Đơn cử, cần phân bổ thêm vốn cho các chương trình trợ giúp xã hội từ chính sách tài khóa; xây dựng một cơ quan đăng ký xã hội quy mô lớn và áp dụng kỹ thuật số, để nhanh chóng xác định những người dễ bị tổn thương; mở rộng quy mô thanh toán điện tử, để tiếp cận một cách hiệu quả những người thụ hưởng đã được xác định.
Tìm kiếm không gian kinh tế mới thay vì chỉ “bó” vào kích thích tài khóa - tiền tệ
Để ổn định kinh tế vĩ mô cần hướng sang chính sách tài khóa nhiều hơn và thực hiện chính sách tiền tệ ít hơn.
Theo đánh giá của WB, chính sách tài khóa là công cụ mà Chính phủ chưa sử dụng nhiều, nhưng lại có thể giúp kích cầu trong ngắn hạn và cung trong dài hạn, trong khi dư địa tài khóa trong hiện tại và ngắn hạn đều có thể thực hiện.
Trong khi, Chính phủ sử dụng công cụ chính sách tiền tệ nhiều hơn để hỗ trợ tạm thời cho doanh nghiệp, nhưng tương đối kém hiệu quả và có thể tăng rủi ro cho tài chính do nợ xấu tăng cao, thiếu minh bạch trong những gói giải cứu.
Ở góc độ của CIEM, theo bà Minh, nếu tư duy chính sách lồng ghép hiệu quả việc tìm kiếm những mô hình, không gian kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn…thay vì chỉ “bó” vào kích thích tài khóa – tiền tệ thì kinh tế Việt Nam sẽ có thêm điều kiện để phục hồi, nâng cao năng lực nội tại, khả năng chống chịu và sức cạnh tranh trong tương lai.
Cạnh đó, kiểm soát nhanh và hiệu quả dịch bệnh COVID-19, đẩy mạnh tiêm vaccine gắn với lộ trình mở cửa nền kinh tế phù hợp, sự hợp tác tích cực của doanh nghiệp và cải thiện ý thức của người dân, thì hệ lụy đối với nền kinh tế, đặc biệt là các trung tâm kinh tế, có thể được giảm bớt
Từ nhiều phân tích đó, CIEM kiến nghị, tiếp tục ưu tiên kiểm soát dịch COVID-19, đẩy nhanh tiến trình tiêm vaccine; sớm xây dựng và thực hiện Chương trình tổng thể về phục hồi, phát triển kinh tế trong và sau dịch COVID-19.
WB còn khuyến nghị đã đến lúc cần suy nghĩ và thực hiện những cải cách thể chế quan trọng để nâng cao hiệu quả/hiệu lực thực thi chính sách.
“Cần tổ chức thể chế xung quanh một trụ cột vững chắc; đơn giản hoá các quy trình và thủ tục hành chính, sử dụng thông minh các công cụ thị trường, tăng cường thực thi các quy định pháp luật…”, ông Jacques Morisset nêu.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID -19 diễn biến phức tạp, tọa đàm có tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội được tổ chức lần đầu tiên trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV với quy mô chưa lớn, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng.
Nội dung tọa đàm tập trung vào 2 vấn đề: (1) Đánh giá diễn biến của thị trường tài chính, đầu tư, thương mại toàn cầu năm 2021, diễn biến mới nhất của kinh tế thế giới và đưa ra các dự báo tác động tới Việt Nam; (2) Đánh giá tác động của đại dịch COVID -19 với kinh tế, xã hội Việt Nam, việc thực hiện chiến lược tiêm chủng vaccine phòng COVID -19, bài học kinh nghiệm trong ban hành chính sách, các kiến nghị, giải pháp cho Việt Nam từ nay tới cuối năm và các năm tiếp theo của nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương