Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trình Quốc hội về xử lý thanh tra chuyên ngành, số lượng cấp phó khi sắp xếp bộ máy

Hương Giang

Thứ tư, 12/02/2025 - 15:00

(Thanh tra) - Chiều 12/2, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước, trong đó có việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, số lượng cấp phó.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh việc ban hành nghị quyết nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương.

Qua đó, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, tránh khoảng trống pháp luật, bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước và toàn xã hội; không làm gián đoạn việc thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo quy định của pháp luật.

Chậm nhất sau 5 năm phải sắp xếp xong cấp phó

Nghị quyết có 15 điều, trong đó Điều 4 quy định về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, người có thẩm quyền.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh. Ảnh: P.Thắng

”Khi sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, người có thẩm quyền được thực hiện theo nguyên tắc chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đó tiếp tục thực hiện”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nói.

Đáng chú ý, tại điều này quy định, trường hợp số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhiều hơn số lượng tối đa theo quy định hiện hành thì chậm nhất sau 5 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực, số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan phải theo đúng quy định.

Việc giám sát, kiểm sát, kiểm toán, kiểm tra với cơ quan được hình thành hoặc tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm tính tiếp nối, không bỏ trống hoặc trùng lắp về phạm vi thẩm quyền giám sát, kiểm sát, kiểm toán, kiểm tra và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan chịu sự giám sát, kiểm sát, kiểm toán, kiểm tra, theo dự thảo nghị quyết.

Tiếp tục thực hiện thanh tra chuyên ngành

Liên quan đến thanh tra, dự thảo nghị quyết dành Điều 7 quy định khái quát theo quy định của Luật Thanh tra hiện hành và quy định pháp luật có liên quan.

Theo đó, trường hợp sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước mà cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của Luật Thanh tra và quy định của pháp luật có liên quan thì cơ quan đó được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo thẩm quyền thanh tra của cơ quan trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước.

Trường hợp sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước mà cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tại các bộ, cơ quan ngang bộ không được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của Luật Thanh tra và quy định của pháp luật có liên quan thì chức năng thanh tra chuyên ngành của cơ quan trước khi sắp xếp do Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện.

Các trường hợp không thuộc quy định trên thì việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp thực hiện, theo dự thảo nghị quyết.

Dự thảo nghị quyết cũng quy định rõ, trường hợp cuộc thanh tra đang tiến hành hoặc đã kết thúc nhưng chưa ban hành kết luận thanh tra có nội dung thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của nhiều cơ quan sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy thì Trưởng đoàn thanh tra xây dựng các dự thảo kết luận, báo cáo Thủ trưởng cơ quan có chức năng thanh tra tương ứng với phạm vi quản lý Nhà nước ban hành kết luận thanh tra.

Phạm vi giám sát, kiểm sát sau sắp xếp đã bao quát hết chưa?

Thẩm tra, Ủy ban Pháp luật thấy quy định về thực hiện chức năng thanh tra hay tổ chức thực hiện các hoạt động tạm giữ, tạm giam, tố tụng, thi hành án khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước là cần thiết. Bởi đây là những hoạt động đặc thù, liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra tóm tắt trước Quốc hội. Ảnh: P.Thắng

Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp và hiện nay, phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của một số cơ quan đang trong quá trình hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định. Do vậy, Ủy ban Pháp luật đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục cân nhắc, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan để hoàn thiện nội dung này, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của việc sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước.

Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ và các cơ quan có liên quan báo cáo thêm về việc quy định như dự thảo nghị quyết liệu đã bao quát hết các trường hợp cần điều chỉnh thẩm quyền, phạm vi giám sát, kiểm sát sau thực hiện sắp xếp hay chưa.

Ví dụ, Ban Chấp hành Trung ương đã đồng ý với chủ trương sắp xếp theo hướng không tổ chức công an cấp huyện. Do đó, trong trường hợp này cần làm rõ việc kiểm sát đối với hoạt động điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện sẽ do cơ quan nào đảm nhiệm để tránh vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, báo cáo thẩm tra nêu.

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ vào sáng 13/2, sau đó thảo luận tại hội trường vào chiều ngày 14/2.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn đặt mục tiêu tăng trưởng 8 - 9% trong năm 2025

Lạng Sơn đặt mục tiêu tăng trưởng 8 - 9% trong năm 2025

(Thanh tra) - Ngày 20/3, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, thành viên Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc với 3 tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Cao Bằng về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu trên địa bàn.

Chính Bình

17:19 20/03/2025
Thông qua kết quả kiểm tra của Bộ Chính trị với Đồng Nai, Bình Phước, Long An, Tây Ninh

Thông qua kết quả kiểm tra của Bộ Chính trị với Đồng Nai, Bình Phước, Long An, Tây Ninh

(Thanh tra) - Sáng 20/3, Đoàn kiểm tra số 1912 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 do ông Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra đã chủ trì hội nghị thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra với Ban Thường vụ Tỉnh ủy 4 tỉnh: Đồng Nai, Bình Phước, Long An và Tây Ninh.

Hương Giang

17:13 20/03/2025

Tin mới nhất

Xem thêm