00:00
00:00
00:00

Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thủ tướng: Trình đề án sắp xếp, tinh gọn hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp

Hương Giang

Thứ hai, 10/02/2025 - 17:37

(Thanh tra) - Cơ cấu, tổ chức bộ máy ngành thanh tra dự kiến được sắp xếp tập trung, thống nhất, tinh gọn theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương là cấp tỉnh.

Chiều 10/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo để bàn về đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành Thanh tra tập trung, thống nhất, tinh gọn theo 2 cấp

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo đã thảo luận, xem xét các căn cứ chính trị, pháp lý; căn cứ thực tiễn; quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc của việc sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra; xác định chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức bộ máy; đánh giá tác động và các bước triển khai thực hiện sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra... Trong đó, đề xuất tổ chức bộ máy ngành Thanh tra tập trung, thống nhất, tinh gọn về một đầu mối theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương (cấp tỉnh).

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, việc sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra phải đặt lợi ích của đất nước, của Nhân dân lên trên hết.

Cùng với đó, bám sát chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, bảo đảm mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành Thanh tra; có kế thừa và đổi mới, cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành thanh tra tập trung, thống nhất, tinh gọn theo 2 cấp.

Lưu ý việc sắp xếp phải khắc phục những bất cập, hạn chế, chồng chéo, trùng lắp trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra như hiện nay, theo người đứng đầu Chính phủ, quá trình sắp xếp, cơ cấu lại các cơ quan thanh tra phải bảo đảm tính liên tục, không gián đoạn, không bỏ sót trong thực hiện nhiệm vụ; đồng thời rà soát, đánh giá, lựa chọn cán bộ có tâm, có tầm, có bản lĩnh, phẩm chất chính trị, tinh thông nghiệp vụ để bố trí, sắp xếp vào đội ngũ làm công tác thanh tra.

Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ và cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện đề án để trình Bộ Chính trị và Ban Chỉ đạo Trung ương xem xét, cùng với đó chuẩn bị trình Quốc hội sau khi Bộ Chính trị đã cho ý kiến.

Quá trình vận hành nếu có những vướng mắc thì tiếp tục bổ sung, sửa đổi phù hợp với thực tiễn, đồng bộ với hệ thống chính trị, theo quán triệt của người đứng đầu Chính phủ.

Thủ tướng lưu ý, sắp xếp, tinh gọn hệ thống cơ quan thanh tra cốt lõi là nâng cao hiệu lực, hiệu quả của tổ chức, phân định rõ ràng chức năng, góp phần tinh gọn bộ máy, nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, đảng viên, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm yêu cầu công tác.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong. Ảnh: N.Bắc

Những năm qua, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức, Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành khá toàn diện các mặt công tác; nhất là trong công tác thanh tra, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Giai đoạn 2021-2024, ngành Thanh tra đã phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 573.000 tỷ đồng, 1.890 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 32.000 tập thể và 55.000 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 1.532 vụ việc, 1.212 đối tượng.

Tuy nhiên, bộ máy của ngành Thanh tra hiện nay còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối bên trong; hiệu quả, hiệu lực chưa tương xứng số lượng công chức; chưa bảo đảm tính độc lập, khách quan trong thực thi công vụ ở thanh tra cấp bộ, ngành; thanh tra theo ngành, lĩnh vực và theo cấp hành chính còn nhiều chồng chéo, trùng lắp, giao thoa.

Do vậy, cần phải tổ chức, sắp xếp, cơ cấu lại các cơ quan thanh tra của ngành Thanh tra tập trung, thống nhất, chuyên nghiệp theo hướng tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Gỡ dứt điểm vướng mắc 1.533 dự án tồn đọng, không tạo tiền lệ sai phạm tiếp theo

Thủ tướng: Gỡ dứt điểm vướng mắc 1.533 dự án tồn đọng, không tạo tiền lệ sai phạm tiếp theo

(Thanh tra) - Yêu cầu tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án tồn đọng, kéo dài Thủ tướng đồng thời nêu rõ quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó, “đánh chuột nhưng không vỡ bình”, không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo.

Hương Giang

16:38 30/03/2025

Tin mới nhất

Xem thêm