Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 05/06/2012 - 14:20
Trong phiên thảo luận của Quốc hội (QH) sáng nay (5.6), các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã dành nhiều thời gian thảo luận, kiến nghị nhà nước cần quan tâm, có nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa vào lĩnh vực nông thôn, nông nghiệp.
Nông dân vẫn là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất dẫu được mùa hay mất mùa - Ảnh: Ngọc Thắng
Thiệt thòi nhất vẫn là... nông dân
Thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Ông Giàu cho hay chính sách của nhà nước ngày càng chú trọng vào đầu tư nông nghiệp. Tuy nhiên, kết quả giám sát cho thấy đến nay đời sống của nông dân vẫn còn thấp. Đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp vào nông thôn nông nghiệp chưa cao. Khả năng tiếp cận vốn của nông dân chưa cao.
“Chính sách đầu tư chưa hấp dẫn thu hút doanh nghiệp vào nông nghiệp. Thất thoát, lãng phí vẫn xảy ra ở một số dự án. Do vậy cần phải nhanh chóng sửa đổi, bổ sung chính sách đầu tư công trong nông nghiệp, nông thôn”, ông Giàu nhấn mạnh.
ĐB Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định) cho hay xuất khẩu sản phẩm từ nông nghiệp ngày càng tăng trưởng cao, thu về nhiều ngoại tệ cho đất nước. Đáng chú ý là khi nền kinh tế khó khăn thì lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được coi là “phao cứu sinh” cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên dù đạt được nhiều mặt tích cực nhưng đến nay người nông dân ít được hưởng thành quả từ nông nghiệp, chưa kể sự chênh lệch, phân hóa giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn. Theo ĐB Thụy là do ngân hàng chậm giải ngân nên khi gặp khó khăn nhiều nông dân không thể duy trì sản xuất.
Theo ĐB Nguyễn Thanh Thụy, người nông dân vẫn ít được hưởng nhiều thành quả từ nông nghiệp - Ảnh: Ngọc Thắng
“Đơn cử như vừa qua, ngành chăn nuôi heo dính chất tạo nạc, bị thương lái ép giá xuống còn 40.000 đồng/kg. Ba tháng qua ngành chăn nuôi thiệt hại 10.000 tỉ đồng nhưng nhà nước vẫn chưa có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ”, ĐB Thụy nói.
ĐB Trịnh Thế Khiết (Hà Nội) bổ sung sản phẩm nông nghiệp chưa chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản, nhất là gạo, thủy sản, cà phê… khiến cho sản phẩm khi xuất khẩu không được giá cao, thậm chí còn bị ép giá.
Ông Khiết nói: “Thiếu thương hiệu nên gạo của Việt Nam khi xuất khẩu luôn thấp hơn Thái Lan 100 - 150 USD/tấn. Giá xuất khẩu thấp thì thiệt thòi nhất vẫn là người nông dân”.
Đề xuất tăng hạn mức, thời gian giao đất
ĐB Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) đưa ra một thực trạng là công tác giải ngân của chương trình mục tiêu quốc gia năm nào cũng chậm, còn tồn tại cơ chế ban phát, xin cho.
Đầu năm họp QH đã duyệt nhưng thường phải đến tháng 5, kinh phí mới được phân bổ cho địa phương. Việc phân bổ kinh phí chậm nên các dự án phải làm vội vàng và hiệu quả đạt được không cao.
ĐB Hùng cho hay: “Do chạy theo thành tích một số địa phương đầu tư xóa nghèo theo cách nửa vời. Thậm chí chuẩn nghèo đưa ra chưa phù hợp, chỉ mới đáp ứng 48% so với thực tế”.
ĐB Trần Văn Tấn (Tiền Giang) cho hay chính sách nông nghiệp hiện nay chưa hợp lý. Điển hình vừa qua đề ra chủ trương thu mua lúa đông xuân khi người nông dân đã bán hết lúa.
ĐB Trần Văn Tấn đề nghị cần có chính sách về đất đai giúp người dân yên tâm sản xuất - Ảnh: Ngọc Thắng
“Chính phủ cần sửa đổi bổ sung luật đất đai theo hướng tăng hạn mức và giao đất lâu dài cho người nông dân yên tâm sản xuất, phát triển vùng sản xuất chuyên canh có quy mô và diện tích lớn”, ông Tấn nói.
ĐB Nguyễn Thúy Anh (Phú Thọ) bày tỏ lo ngại trước thực trạng quá trình đô thị hóa, đầu tư phát triển công nghiệp khiến người nông dân mất việc và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Từ đó, theo ĐB Anh thì Nhà nước cần rà soát các lĩnh vực liên quan đến lao động việc làm, tăng cường phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn, tăng cường nguồn tín dụng, tạo nhiều việc làm và khuyến khích xã hội hóa đào tạo nghề ở khu vực nông thôn.
(Theo TNO)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền