Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Gỡ bỏ ngay các rào cản để phát triển”

Thứ năm, 21/04/2016 - 18:54

(Thanh ra) - “Tập trung hoàn thiện thể chế, gỡ bỏ ngay các rào cản để phát triển”; Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) “phải là đường dây nóng về kinh tế”; Bộ Tài chính phải bảo đảm an toàn nợ công, nợ Chính phủ…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, phải thực hiện bằng được mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm nay.

Đó là chỉ đạo chung của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính hôm nay 21/4. Tham dự còn có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và lãnh đạo một số bộ, ngành.

Xác định vốn ngân sách là vốn mồi, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm

Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2016 đạt 5,46%, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm 1,23%, khu vực công nghiệp, xây dựng ước tăng 6,72%, khu vực dịch vụ tăng 6,13%.

Nhưng nước ta đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tình hình hạn hán, xâm nhập mặn mà theo dự báo của một số tổ chức quốc tế thì có thể làm suy giảm đà tăng trưởng; giá dầu thế giới ở mức thấp, tình hình tài chính quốc gia, phát triển doanh nghiệp còn khó khăn, vấn đề Biển Đông diễn biến phức tạp…

Với những khó khăn được dự báo, để thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra cho năm 2016, nhất là không để giảm sút tăng trưởng, theo các bộ, ngành, chuyên gia, cần sớm tháo gỡ  khó khăn cho doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN tư nhân, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chống buôn lậu để sản xuất trong nước không bị “bóp nghẹt”.

Toàn cảnh buổi làm việc của Thủ tướng với Bộ KH&ĐT

Nhất là, trong khi dư địa của chính sách tiền tệ, tài khóa hạn hẹp cần hạ mặt bằng lãi suất, bởi mức lãi suất hiện nay khoảng 9,5% là mức cao trong khu vực. Các bộ, ngành, chuyên gia phân tích, nếu giảm lãi suất cho vay sẽ khuyến khích đầu tư từ xã hội tăng mạnh, giảm gánh nặng đầu tư từ ngân sách. Mặt bằng lãi suất giảm cũng sẽ giúp lãi suất trái phiếu giảm, lượng tiền trả nợ của Chính phủ giảm và đồng thời thúc đẩy thị trường chứng khoán sôi động hơn, DN có thị trường để huy động vốn.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lưu ý, cần nâng cao năng lực dự báo và phản ứng chính sách; khẩn trương trình Chính phủ kế hoạch đầu tư công trung hạn, trong đó xác định vốn ngân sách là vốn mồi, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và có đột phá. Cùng với đó, tập trung cải thiện môi trường kinh doanh; không chủ quan với lạm phát.

Khơi dậy nguồn lực doanh nghiệp

Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, phải thực hiện bằng được mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm nay. Bộ KH&ĐT “phải là đường dây nóng về kinh tế” để tập trung giải quyết những vấn đề vĩ mô cấp bách. “Tinh thần lớn là tập trung hoàn thiện thể chế, gỡ bỏ ngay các rào cản để phát triển”.

Trước mắt, Bộ KH&ĐT cần phối hợp với Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam để thực hiện tốt hội nghị gặp gỡ DN vào cuối tháng 4 này. “DN là nguồn lực quan trọng. Chúng ta phải khơi dậy nguồn lực này để phát triển”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý ngành Tài chính phải bảo đảm an toàn nợ công, nợ Chính phủ

Cùng với đó, phải sớm đưa ra giải pháp tạo nguồn cho đầu tư phát triển, kiểm soát và tiết kiệm trong đầu tư công, kể cả chi cho đầu tư phát triển; đưa ra cơ chế quản lý chặt chẽ chi tiêu công, mua sắm công, bảo đảm bình đẳng, công khai trong đấu thầu; có giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, nhất là việc thoái vốn để lấy nguồn đầu tư cho những lĩnh vực khác.

Đối với ngành Tài chính, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, phải có chính sách tài khóa phối hợp cùng với chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; bảo đảm an toàn nợ công, nợ Chính phủ, ráo riết cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường đầu tư kinh doanh phát triển.

Theo Thủ tướng, Bộ Tài chính phải quản lý giá, không chủ quan với lạm phát, không để lạm phát tâm lý, theo dõi, phát hiện, xử lý ngay các vấn đề phát sinh. Đặc biệt, phải quan tâm đặc biệt đến thể chế một cách dài hơi hơn tạo điều kiện cho phát triển bền vững, phản ứng chính sách nhanh hơn, chính xác hơn đề xuất sớm hơn với các yêu cầu của xã hội.

Hai bộ phải phối hợp để làm tốt hơn, thống nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô, không để ảnh hưởng đến điều hành chung của Chính phủ. Xung quanh các dự án có vốn từ 10.000 tỉ đồng trở lên phải phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, thẩm định lại các dự án quốc gia quan trọng, báo cáo Thủ tướng kết luận cuối cùng để bảo đảm sự phát triển của đất nước.

Bài, ảnh: Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm