Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 15/11/2023 - 18:30
(Thanh tra) - Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng việc đổi tên thành Luật Căn cước và thẻ căn cước là phù hợp. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết việc này cũng được Bộ Chính trị đồng thuận, thống nhất rất cao.
Dự thảo Luật Căn cước đảm bảo chất lượng, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua tại kỳ họp 6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết luận. Ảnh: P.Thắng
Tiếp tục chương trình phiên họp giữa 2 đợt của kỳ họp 6, ngày 15/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Luật Căn cước.
Báo cáo một số vấn đề lớn về Dự thảo Luật Căn cước, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, có ý kiến đại biểu cho rằng vừa qua đã có nhiều thay đổi về hình thức, nội dung và tên gọi của thẻ căn cước, vì vậy, đề nghị cân nhắc đổi tên luật và tên thẻ thành thẻ căn cước.
Theo ông Tới, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng việc thay đổi hình thức, nội dung, tên gọi của thẻ căn cước là phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số.
“Việc này giúp cho Nhà nước quản lý chặt chẽ các đối tượng, đồng thời hỗ trợ người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, tham gia các hoạt động, giao dịch hành chính, dân sự, hoạt động xã hội tiện lợi, phù hợp với môi trường số, xã hội số”, ông Tới nói.
Cũng theo giải trình của cơ quan thẩm tra, luật hiện hành chỉ quy định cấp thẻ căn cước công dân cho công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên. Dự thảo luật Chính phủ trình bổ sung đối tượng dưới 14 tuổi và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam (người gốc Việt Nam); trong đó, người gốc Việt Nam thì không cấp thẻ mà chỉ cấp giấy chứng nhận căn cước.
“Điều chỉnh tên gọi là Luật Căn cước và thẻ căn cước là hoàn toàn phù hợp cả về phạm vi và đối tượng điều chỉnh của dự thảo luật; đạt các mục đích quản lý và phục vụ nhân dân”, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh khẳng định.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ góp ý, việc đổi tên, báo cáo tiếp thu giải trình nên khẳng định hầu hết ý kiến đồng ý, chỉ có một số ý kiến cá biệt khác. Ông cũng cho biết, Bộ Chính trị đã đồng thuận, thống nhất rất cao việc đổi tên Dự án Luật Căn cước.
Nói thêm, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết qua thảo luận tại hội trường, hầu hết các đại biểu đều thống nhất với việc đổi tên Luật Căn cước. Tuy nhiên sau đó, một số đại biểu gửi văn bản đề cập đến việc thay đổi nhiều, do đó, phải có giải trình thêm vấn đề này.
Ông Phương đề nghị cần làm rõ việc tích hợp đầy đủ thông tin một cách khoa học trong căn cước và đổi tên thành thẻ căn cước sẽ tạo điều kiện cho các công tác quản lý Nhà nước, thuận tiện cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch hành chính, dân sự...
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an nhấn mạnh cơ bản nhất trí với ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ông cho biết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Quốc phòng và An ninh để tiếp tục tiếp thu, giải trình thêm.
“Dự thảo đảm bảo chất lượng về những yêu cầu đặt ra, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua tại kỳ họp 6”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết lại. Ông đề nghị, báo cáo tiếp tục nhấn mạnh thêm, khái quát thêm những vấn đề đã tiếp thu và một số ý kiến giải trình đầy đủ, hợp lý hơn.
Đề xuất tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở phải từ 18 đến 70 tuổi
Cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Về tiêu chuẩn tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, ông Lê Tấn Tới cho hay, nhiều đại biểu đề nghị bổ sung quy định độ tuổi tối đa để bảo đảm điều kiện sức khỏe thực hiện nhiệm vụ; đề nghị cân nhắc quy định về tiêu chuẩn văn hóa để bảo đảm tính khả thi.
Tiếp thu ý kiến, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh chỉ đạo nghiên cứu, bổ sung, chỉnh lý cụ thể tại điều 13 dự thảo luật. Theo đó, quy định rõ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia là từ đủ 18 tuổi đến 70 tuổi. Trường hợp từ 70 tuổi trở lên mà bảo đảm sức khỏe thì chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của công an cấp xã.
Dự thảo luật cũng chỉnh lý quy định trình độ văn hoá là có bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên. Khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì có thể tuyển chọn người đã học xong chương trình giáo dục tiểu học.
Với đề nghị quy định tiêu chuẩn “không có tiền án, tiền sự”, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thấy rằng, nếu quy định sẽ không đúng với quy định của pháp luật hình sự về trường hợp đã được xóa án tích và pháp luật xử lý vi phạm hành chính về trường hợp hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính; đồng thời chưa phù hợp với thực tế.
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật. Dự án luật bảo đảm tính hoàn chỉnh, có chất lượng và đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua, theo Chủ tịch Quốc hội.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 12/12, Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình. Trong khuôn khổ kỳ họp, các đại biểu đã thực hiện giám sát chuyên đề “Thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025” và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng.
Bùi Bình
13:17 12/12/2024(Thanh tra) -
Bùi Bình
12:33 12/12/2024Hải Hà
12:26 12/12/2024Chính Bình
12:25 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Hương Giang
23:28 11/12/2024T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài