Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 25/10/2023 - 06:00
(Thanh tra) - Khẳng định, “việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo luật Chính phủ trình không làm phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ tên Luật Căn cước và tên thẻ căn cước.
Đổi tên “căn cước công dân” thành “căn cước” không phát sinh thủ tục, chi phí. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: TTXVN
Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Căn cước sáng ngày 25/10.
Đổi tên “căn cước công dân” thành “căn cước” không phát sinh thủ tục, chi phí
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh dự thảo luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đa số ý kiến đại biểu tán thành tên gọi Luật Căn cước và tên thẻ căn cước.
Cơ quan thường trực của Quốc hội cho rằng, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, sẽ bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, gồm cả công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch.
Tên gọi này cũng phù hợp với bản chất và mục tiêu quản lý căn cước của Nhà nước; phù hợp với phương thức quản lý trong thời kỳ cách mạng 4.0, xây dựng Chính phủ số, xã hội số.
“Việc sử dụng tên gọi thẻ căn cước như dự thảo luật là phù hợp, sẽ bao hàm được đầy đủ thông tin về căn cước của công dân”, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ngoài ra, với việc mở rộng, tích hợp nhiều thông tin vào thẻ căn cước vừa nhằm hướng tới mục tiêu quản lý nhà nước về căn cước toàn diện hơn, đầy đủ hơn, vừa tạo thuận lợi cho người dân trong việc sử dụng thông tin cá nhân.
Khẳng định, “việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo luật Chính phủ trình không làm phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ tên Luật Căn cước và tên thẻ căn cước.
Bỏ vân tay trên bề mặt thẻ căn cước để bảo đảm tính bảo mật
Về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, trong quá trình thảo luận, một số ý kiến đại biểu đề nghị rà soát để bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành.
Theo ý kiến đại biểu, trên thẻ căn cước chỉ nên thể hiện những thông tin mang tính chất ổn định, không trùng lắp; cân nhắc một số thông tin chưa phù hợp; đề nghị không nên sử dụng QR code, chỉ nên dùng chip điện tử trên thẻ căn cước.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, các thông tin thể hiện trên thẻ căn cước đã được đánh giá cụ thể, bảo đảm không trùng lặp giữa các trường thông tin, thống nhất giữa các loại giấy tờ tùy thân phổ biến hiện nay của công dân, tương thích với các quy định của pháp luật có liên quan.
Dự thảo luật bỏ vân tay trên bề mặt thẻ (được lưu trữ trong bộ phận lưu trữ) để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ; bỏ thông tin “quê quán”, sửa đổi “số thẻ căn cước công dân” thành “số định danh cá nhân”, “căn cước công dân” thành “thẻ căn cước”, “nơi thường trú” thành “nơi cư trú”, bổ sung “nơi đăng ký khai sinh”... để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước.
Việc này cũng bảo đảm tính chính xác về các thông tin của người dân trong xác thực, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá.
Thêm nữa, các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chíp điện tử trên thẻ căn cước.
“Việc tích hợp cả QR code và chíp điện tử trên thẻ căn cước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự”, báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu.
Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu, chỉnh sửa một số trường thông tin; bổ sung quy định cụ thể về thông tin được mã hoá, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước, bảo đảm phù hợp và khả thi.
Có “7 trường thông tin bắt buộc người dân phải cung cấp”
Liên quan đến thông tin của công dân trong Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư (Điều 10) và thông tin trong Cơ sở Dữ liệu căn cước (Điều 16) theo dự thảo luật Chính phủ trình cũng là vấn đề có ý kiến băn khoăn.
Có ý kiến băn khoăn về cơ sở để thực hiện và tính bảo mật đối với thông tin quy định tại 2 điều này; đề nghị nêu rõ sự cần thiết và đánh giá kỹ về những thông tin được bổ sung cập nhật theo chính sách mới và làm rõ việc cập nhật sẽ được triển khai như thế nào.
Cạnh đó, làm rõ về chi phí, trách nhiệm đối với việc cung cấp thông tin về nhóm máu, giọng nói, ADN; đánh giá kỹ sự phù hợp với quy định về việc sử dụng thông tin cá nhân theo Điều 38 Bộ luật Dân sự.
Trước vấn đề này, theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để triển khai Đề án 06, việc mở rộng, tích hợp thêm nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước là “rất cần thiết” để khai thác, đối sánh, xác minh thông tin.
Dự thảo luật quy định chỉ cập nhật các trường thông tin trong thực tế quản lý đã rõ, được sử dụng thường xuyên, cần có trong Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong các trường thông tin quy định tại dự thảo luật có “7 trường thông tin bắt buộc người dân phải cung cấp”.
“Nếu thiếu bất kỳ thông tin nào trong 7 trường thông tin này thì công dân đó không được ghi nhận trong Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư, không thể tạo lập số định danh cá nhân”, theo báo cáo.
Các trường thông tin còn lại là những thông tin nhằm bảo đảm quyền lợi của công dân khi sử dụng các tiện ích, giá trị do Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư đem lại; các thông tin này sẽ được cập nhật qua cung cấp tự nguyện của người dân và được chia sẻ qua các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để phục vụ các giao dịch hành chính, dân sự.
Các cơ quan, tổ chức chỉ được tiếp cận các thông tin này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đó và có trách nhiệm bảo mật thông tin để bảo đảm quyền bí mật đời tư cá nhân.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, dự thảo luật đã có những quy định bảo đảm độ an toàn cao, bảo đảm kiểm soát an ninh mạng tốt nhất, bảo vệ ở mức cao nhất đối với Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở Dữ liệu căn cước.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình