Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 25/03/2024 - 17:13
(Thanh tra) - Theo Ủy ban Tư pháp, quy định ghi âm lời nói, ghi hình phiên tòa chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của chủ tọa như trong Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) sửa đổi, góp phần bảo đảm tính tôn nghiêm, tạo điều kiện cho hội đồng xét xử điều hành tốt phiên tòa, không bị phân tâm bởi các yếu tố khác.
Theo Dự thảo Luật TAND sửa đổi, nhà báo ghi âm, ghi hình phiên tòa phải được chủ tọa cho phép. Ảnh: minh họa. Nguồn ảnh: plo.vn
Khoản 3 Điều 141 Dự thảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi quy định, việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, thẩm phán, người tiến hành tố tụng khác trong phiên tòa chỉ được thực khi có sự đồng ý của chủ tọa.
Đây là nội dung mới đáng chú ý, được đề cập trong Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) mới.
Dự kiến, dự thảo luật này sẽ được cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, chiều 26/3.
Quy định về việc tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp là một trong những nội dung được Ủy ban Tư pháp (cơ quan thẩm tra) xin ý kiến đại biểu Quốc hội.
Trong đó, có quy định tại khoản 3 Điều 141 Dự thảo Luật: “Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của hội đồng xét xử, thẩm phán, người tiến hành tố tụng khác chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp khi có sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa, phiên họp.
Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ và chủ tọa phiên tòa, phiên họp”.
Theo cơ quan thẩm tra, đa số Thường trực Ủy ban Tư pháp cho rằng tại phiên tòa, việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm hoạt động thông tin theo quy định của pháp luật.
Quá trình diễn ra phiên tòa, phiên họp, nhiều thông tin, chứng cứ được công bố nhưng chưa được kiểm chứng, đặc biệt là những thông tin về đời tư cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh…
“Các thông tin, chứng cứ này cần được hội đồng xét xử xem xét, kết luận trong bản án, quyết định”, cơ quan thẩm tra nêu quan điểm.
Vì thế, quy định như trong dự thảo luật, theo Ủy ban Tư pháp, góp phần bảo đảm tính tôn nghiêm tại phiên tòa, tạo điều kiện cho Hội đồng xét xử điều hành tốt phiên tòa, không bị phân tâm bởi các yếu tố khác.
Thường trực Ủy ban Tư pháp và TAND Tối cao thống nhất đề xuất chỉnh lý dự thảo luật theo hướng bổ sung quy định việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh… trong thời gian tuyên án, công bố quyết định.
Dự thảo luật cũng quy định: “Trường hợp cần thiết phục vụ nhiệm vụ chuyên môn hoặc nhiệm vụ khác thì tòa án ghi âm lời nói, ghi hình ảnh diễn biến phiên tòa, phiên họp. Việc cung cấp, sử dụng kết quả ghi âm lời nói, ghi hình ảnh phải bảo đảm quyền con người, bí mật Nhà nước…”.
Cạnh đó, có ý kiến cho rằng, quy định như dự luật là hợp hơn quy định của luật tố tụng hiện hành, chưa thuận lợi cho tác nghiệp của báo chí.
Cụ thể, khoản 4 Điều 234, Bộ luật Tố tụng dân sự và khoản 4 Điều 153 Luật Tố tụng hành chính quy định: “Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp.
Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ”.
Vì vậy, ý kiến này đề nghị quy định việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa như quy định của luật tố tụng hiện hành.
Thể hiện quan điểm khi góp ý vào Dự án Luật Tổ chức TAND sửa đổi, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam đều đề nghị cho phép ghi âm, ghi hình diễn biến phiên tòa công khai.
Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội cũng đề nghị quy định theo hướng tạo điều kiện cho cơ quan báo chí đưa tin chính xác về vụ án.
Tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên được tham dự phiên tòa xét xử công khai theo quy định của pháp luật. Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.
2. Người tham dự phiên tòa, phiên họp phải tuân thủ các quy định của pháp luật và nội quy phiên tòa, phiên họp.
3. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định khi có sự cho phép của chủ tọa phiên tòa, phiên họp; trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ.
Trường hợp cần thiết phục vụ nhiệm vụ chuyên môn hoặc nhiệm vụ khác thì Tòa án ghi âm lời nói, ghi hình ảnh diễn biến phiên tòa, phiên họp. Việc cung cấp, sử dụng kết quả ghi âm lời nói, ghi hình ảnh phải bảo đảm quyền con người, bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong, mỹ tục của dân tộc, hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
4. Người tham dự phiên tòa, phiên họp không được truyền phát trực tiếp, trực tuyến; không được đưa tin sai sự thật; không đưa tin làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan của Tòa án; không được vi phạm quyền con người của bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác trong vụ án; không được vi phạm quy định về giữ bí mật theo quy định của pháp luật.
Điều 141 Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý