Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 15/08/2017 - 16:49
(Thanh tra)- "Theo dõi tình hình trạm thu phí Cai Lậy, Tiền Giang mấy ngày qua tôi rất buồn. Cai Lậy đã xả trạm hai lần rồi và sẽ lây lan nơi khác nếu không sớm xử lý", Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu lưu ý.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu. Ảnh: TN
Ngày 15/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến báo cáo giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).
Người dân phải trả phí cả đường BOT xuống cấp
Trình bày báo cáo giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, việc thực hiện các dự án giao thông đầu tư theo hình thức BOT đã giúp diện mạo hệ thống giao thông có chuyển biến rõ rệt, giảm bớt gánh nặng của ngân sách Nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, còn nhiều hạn chế, tồn tại. Điển hình như tình trạng nhiều dự án BOT là dự án cải tạo, nâng cấp được lập trên các tuyến đường huyết mạch, độc đạo (các tuyến quốc lộ và đường Hồ Chí Minh) hạn chế sự lựa chọn của người dân.
Ngoài ra, các địa phương chưa tham vấn, lấy ý kiến người dân gần trạm, những người thường xuyên sử dụng đường... khiến cho người dân bức xúc, phản đối kéo dài. Sau khi người dân bức xúc, khiếu kiện mới giải quyết bằng cách miễn, giảm phí.
Đáng chú ý, nhiều dự án chất lượng còn chưa đáp ứng được yêu cầu, việc quản lý chất lượng công trình thời gian qua bị buông lỏng. Người dân vẫn phải trả phí cho một số đoạn đường BOT xuống cấp sau một thời gian ngắn đưa vào vận hành khai thác.
Một số đoạn tuyến còn xảy ra hiện tượng bị lún, hằn lún vệt bánh xe, bong bật ổ gà...
Làm rõ nguyên nhân, tránh lặp lại chuyện trạm thu phí Cai Lậy
Thảo luận tại phiên họp, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu đánh giá, những tồn tại, hạn chế phần nhiều do chủ quan. Như tình trạng con đường độc đạo do “ông, bà để lại”, nhưng đầu tư lên một chút lại thu tiền nên bà con bức xúc. Hay đường quá ngắn chúng ta cũng làm BOT. Chất lượng công trình một số dự án còn kém, giá thành dự án đầu tư cao, đội giá...
"Theo dõi tình hình trạm thu phí Cai Lậy, Tiền Giang mấy ngày qua tôi rất buồn. Cai Lậy đã xả trạm hai lần rồi và sẽ lây lan nơi khác nếu không sớm xử lý", ông Giàu nói và đặt vấn đề, cần quy hoạch trên cả nước có bao nhiêu km quốc lộ chính triển khai BOT, rồi tại sao những nhà đầu tư nước ngoài có năng lực chưa quan tâm.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng nhận xét, việc thu phí BOT hiện nổi lên hai vấn đề, đó là khoảng cách đặt trạm và mức thu phí.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ. Ảnh: TN
Theo ông, phản ứng của người dân thời gian qua đều liên quan đến vấn đề này. Nguyên nhân chủ yếu là khâu quản lý. Mức thu, thời gian, thoả thuận đặt trạm thiếu sự công khai, minh bạch. Như quy định đặt trạm cần tham khảo ý kiến người dân nhưng vừa qua thực hiện không đến nơi đến chốn, có nơi hình thức, một số nơi áp đặt nên dẫn đến hậu quả trên.
“Mấy ngày nay nổi lên trạm thu phí Cai Lậy, đây là điều đáng buồn. Lái xe phản ứng bằng cách dùng tiền lẻ thanh toán dẫn đến ùn tắc. Tôi nghĩ vấn đề này, đoàn giám sát cần làm rõ thêm, nguyên nhân tại đâu, để tránh lặp lại tình trạng này”, ông Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh.
Nâng cao thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm
Về nguồn lực làm BOT, theo Phó Chủ tịch Quốc hội, thực chất đều sử dụng vốn vay ngân hàng. Có dự án sử dụng mức vốn vay rất cao, phí vay, thời gian vay nhiều dẫn đến tình trạng thời gian thu dài, mức thu cao. Vì vậy, cần làm rõ nguyên nhân, phân tích rõ hơn nữa cơ chế tín dụng, kênh huy động vốn để không tạo sức ép cho việc thực hiện BOT.
“Phần lớn BOT nằm ở giao thông đường bộ mà đường thuỷ, đường sắt không thấy nhà đầu tư “nhảy vào”. Phải chăng chỉ đường bộ mới mang lại lợi ích cho nhà đầu tư? Đây cũng là cái tập trung nghiên cứu. Vậy chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với lĩnh vực này như thế nào?”, ông Đỗ Bá Tỵ đặt vấn đề.
Cũng theo ông Đỗ Bá Tỵ, cần nâng cao thanh tra, kiểm tra của Nhà nước, xử lý nghiêm sai phạm, giám sát chặt thu phí giao thông đường bộ, đảm bảo minh bạch, công khai.
Cùng với đó, rà soát các trạm thu phí, nơi nào không đảm bảo khoảng cách 70km thì Nhà nước nên mua lại để bỏ việc thu phí, bớt bức xúc cho dân. Cần thiết thì tổng rà soát để xây dựng quy hoạch BOT, thu phí cả nước do Chính phủ quy định thì bài bản và chủ động hơn.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng cho rằng, cần đánh giá ai là người lợi nhất hay chịu thiệt nhất tính theo từng dự án. Phải xem chỗ nào bức xúc, có phản ánh nhà đầu tư làm ăn gian dối, đầu tư ít nhưng thu nhiều... để xác định trách nhiệm và xử lý.
Giải trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa thừa nhận, giai đoạn 2011 - 2016, BOT được làm ồ ạt. Tuy nhiên năm 2016, Bộ đã tổng kết 5 năm thực hiện dự án giao thông và gửi nhiều kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền.
Để hoàn thiện cơ chế, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất nâng Nghị định 15 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư lên thành luật để huy động rộng rãi nguồn vốn nhà đầu tư nước ngoài.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Sau khi hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Kinh tế, Tài chính dự kiến sẽ giảm được 22 đầu mối, không còn tổng cục.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà