Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quốc hội đồng ý khởi động lại điện hạt nhân Ninh Thuận, bổ sung chi cải cách tiền lương

Hương Giang

Thứ bảy, 30/11/2024 - 16:28

(Thanh tra) - Tại kỳ họp 8, Quốc hội quyết nghị nhiều nội dung quan trong, trong đó tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; bổ sung dự toán chi cải cách tiền lương năm 2024 cho các bộ, ngành, địa phương.

Chiều 30/11, tại phiên bế mạc, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết kỳ họp 8, với 464/464 đại biểu có mặt tán thành. Với nghị quyết này, Quốc hội quyết nghị tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Chính phủ được giao khẩn trương chỉ đạo bố trí nguồn lực thực hiện theo kết luận của cấp có thẩm quyền; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan, trong đó có Luật Năng lượng nguyên tử.

Quốc hội cũng đồng ý bổ sung dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2024 cho các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương để thực hiện mức lương cơ sở (2,34 triệu đồng/tháng) theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ.

Cụ thể, bổ sung 55.000 tỷ đồng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách Trung ương vào dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2024, đồng thời bổ sung tương ứng vào dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2024.

Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua nghị quyết. Ảnh:P.Thắng

Trong phạm vi nguồn 55.000 tỷ đồng, sẽ dành một phần để bổ sung dự toán chi cải cách tiền lương cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. 

Số tiền còn lại và 2.980 tỷ đồng trong cân đối ngân sách Nhà nước năm đã được Quốc hội quyết định sẽ giao Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi cải cách tiền lương năm 2024 cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương. 

Chính phủ chịu trách nhiệm về nội dung đề xuất bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật, tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, sự cần thiết, tính đầy đủ, hợp lý, tuân thủ tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi bảo đảm đúng quy định pháp luật; đồng thời khẩn trương tổ chức thực hiện, bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả ngân sách Nhà nước.

Kiên quyết từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Tại kỳ họp 8 thông qua 18 luật và 21 nghị quyết; cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật.

Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao, Kiểm toán Nhà nước, các bộ ngành quán triệt yêu cầu đổi mới trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; kiên quyết từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”.

“Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm mọi hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lồng ghép lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong văn bản quy phạm pháp luật”, Quốc hội quyết nghị.

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng. Ảnh: P.Thắng

Nội dung nữa, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao và các cơ quan hữu quan tiếp tục rà soát các quy định của pháp luật trong lĩnh vực điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; đấu thầu, đấu giá, đầu tư xây dựng cơ bản, đất đai, khoáng sản, tài chính - ngân hàng, xăng dầu, điện... và các lĩnh vực khác dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Các cơ quan phải kịp thời phát hiện các quy định không còn phù hợp, chồng chéo, chưa thống nhất để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; đồng thời đầu tư nguồn lực để triển khai thực hiện có hiệu quả.

Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành tăng cường các giải pháp hữu hiệu để phòng, chống và đấu tranh có hiệu quả hơn với các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xâm hại trẻ em, trốn thuế, khai thác khoáng sản trái phép và tội phạm công nghệ cao... 

“Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để ngăn chặn tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; thu hồi tài sản tham nhũng”, Quốc hội yêu cầu.

Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành cũng phải chỉ đạo khắc phục bất cập trong công tác giám định, định giá tài sản; tiếp tục bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thi hành án.

Quốc hội đồng ý điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án sân bay Long Thành. Theo đó, điều chỉnh giai đoạn 1 đầu tư xây dựng 2 đường cất hạ cánh ở phía Bắc và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.  Dự án sân bay Long Thành chậm nhất đến ngày 31/12/2026 phải hoàn thành và đưa vào khai thác.

Cùng đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VietcomBank) được chấp thuận đầu tư, bổ sung vốn nhà nước với số tiền 20.695 tỷ đồng. Nguồn vốn này sẽ được lấy nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021.

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VietnamAirline) cũng được đồng ý có giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi phát triển. Bao gồm việc cho phép chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ với quy mô tối đa 22.000 tyr đồng. Công ty cổ phần Hàng không Pacific Airlines được xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tính trên các khoản nợ thuế phát sinh nhưng phải nộp lại toàn bộ số tiền thuế còn nợ.

Ngoài ra, Quốc hội đồng ý việc tiếp tục giảm 2% thuế VAT đối với các nhóm hànghóa, dịch vụ, áp dụng đến tháng 6/2025. Chính phủ được giao bảo đảm nhiệm vụ thu và khả năng cân đối ngân sách.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương: Thành phố Thủ Dầu Một hoàn thành và vượt toàn bộ chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024

Bình Dương: Thành phố Thủ Dầu Một hoàn thành và vượt toàn bộ chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024

(Thanh tra) - Trong năm 2024, Thành ủy Thủ Dầu Một đã tập trung công tác lãnh đạo hệ thống chính trị, nỗ lực, phát huy tinh thần trách nhiệm, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội địa phương và chăm lo cho đời sống nhân dân. Kết quả, đã có 18/18 chỉ tiêu ước đạt, trong đó có 09 chỉ tiêu đạt vượt; so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra trong giai đoạn 2020-2025, có 16/16 chỉ tiêu ước đạt 100%...

Thùy Dương

17:09 30/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm