Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 23/11/2017 - 13:01
(Thanh tra) - Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý về nợ công. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về nợ công theo phân công của Chính phủ.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Quản lý nợ công (sửa đổi). Ảnh: TN
Sáng 23/11, với 85,74% đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Luật Quản lý nợ công (sửa đổi). Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2018.
Điểm đáng chú ý liên quan đến cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nợ công. Nội dung này nhận được nhiều ý kiến trong quá trình thảo luận, trong đó nhiều ý kiến đề nghị cần quy định rõ 1 đầu mối quản lý là Bộ Tài chính thay vì 3 đầu mối như Luật Quản lý nợ công 2009 (gồm Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước).
Trước khi Quốc hội bấm nút thông qua, báo cáo giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, đa số ý kiến tán thành quy định Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về nợ công, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính như dự thảo luật.
Theo đó, Bộ Tài chính chủ trì đàm phán, ký kết các thỏa thuận vay nợ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu, dự thảo luật đã được chỉnh lý, hoàn thiện theo hướng quy định rõ đầu mối quản lý nợ công.
Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về nợ công; Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về nợ công.
Trong đó, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính “chủ trì tổ chức thực hiện đàm phán, ký kết thỏa thuận vay thương mại, hiệp định khung, hiệp định cụ thể về vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước và Chính phủ”.
Đồng thời giao Chính phủ phân công cụ thể nhiệm vụ, cơ chế phối hợp của các Bộ, ngành liên quan trong quản lý Nhà nước về nợ công.
Cũng theo ông Nguyễn Đức Hải, quá trình tiếp thu, hoàn thiện dự thảo luật, nội dung này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đảng đoàn Quốc hội báo cáo xin ý kiến và được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Để tránh cách hiểu, cách áp dụng khác nhau, bảo đảm cụ thể, chặt chẽ, thống nhất về mặt pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình áp dụng Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung nội dung khoản 3 Điều 62 theo hướng quy định rõ “trong trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Luật này và Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 thì áp dụng theo quy định của Luật này”.
“Quy định như trên là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, đúng tinh thần, chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả trên nguyên tắc một tổ chức có thể làm nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính”, ông Nguyễn Đức Hải báo cáo.
Trong các nhiệm vụ, quyền hạn mới của Bộ Tài chính đáng chú ý là: Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ để báo cáo Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ký kết, phê chuẩn và điều chỉnh thỏa thuận vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước. Tổ chức huy động vốn, phát hành công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường vốn trong nước và quốc tế. Chủ trì tổ chức thực hiện đàm phán, ký kết thỏa thuận vay thương mại, hiệp định khung, hiệp định cụ thể về vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước và Chính phủ...
Với lần sửa đổi này, Luật cũng bổ sung quy định về hành vi bị nghiêm cấm là vay hoặc cho vay không đúng hạn mức đã được cấp có thẩm quyền quyết định, không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về nợ công theo quy định của pháp luật.
Liên quan đến quản lý cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, tiếp thu ý kiến đại biểu, Luật bổ sung quy định tổ chức tín dụng được lựa chọn là cơ quan cho vay lại phải đáp ứng điều kiện: phải được ít nhất một trong các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế xếp hạng tín nhiệm ở mức tín nhiệm ngang bằng hoặc thấp hơn một bậc so với mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam.
Đây là điều kiện rất chặt chẽ, khách quan do các tổ chức này hoạt động độc lập, có uy tín trên phạm vi toàn cầu, xếp hạng theo phương pháp, quy trình đánh giá rất khắt khe cả về quản trị hoạt động và quản trị rủi ro, báo cáo nêu rõ.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà