Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 24/10/2017 - 08:09
(Thanh tra)- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nợ công vẫn trong giới hạn cho phép và có xu hướng giảm, trong đó dư nợ công khoảng 62,6%, nợ Chính phủ 51,8%, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 45,2% GDP…
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: TN
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV khai mạc vào sáng 23/10 với chương trình nghị sự thông qua hàng loạt vấn đề “nóng" liên quan đến quốc kế dân sinh, công tác lập pháp, hoạt động giám sát và công tác nhân sự.
Đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu
Trong phiên khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành phần lớn thời gian phân tích tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2017 và dự kiến kế hoạch năm 2018. “Trên cơ sở kết quả 9 tháng, với nỗ lực phấn đấu trong thời gian còn lại, dự báo cả năm 2017, chúng ta đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đây là một thành công lớn của đất nước ta”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Sau 9 tháng, GDP cả nước tăng 6,41% và ước cả năm đạt khoảng 6,7%. CPI tăng 3,79%, ước bình quân tăng khoảng 4%, lạm phát cơ bản khoảng 1,6%; dự trữ ngoại hối đạt trên 45 tỷ USD. Mối lo nợ công, theo Thủ tướng, vẫn trong giới hạn cho phép và có xu hướng giảm, trong đó dư nợ công khoảng 62,6%, nợ Chính phủ 51,8%, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 45,2% GDP…
Tuy nhiên, theo người đứng đầu Chính phủ, nền kinh tế vẫn bộc lộ một số hạn chế. Chất lượng tăng trưởng cải thiện còn chậm; nợ công cao, xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn. Đến cuối tháng 8/2017, tỷ lệ nợ xấu là 2,46%; Công ty quản lý tài sản (VAMC) đã mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng với giá mua (mệnh giá trái phiếu đặc biệt) trên 261.000 tỷ đồng, thu hồi được trên 60.000 tỷ đồng.
Nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp (DN) Nhà nước chậm tiến độ, hiệu quả thấp, thua lỗ, thất thoát. Dù số lượng thành lập mới khá cao nhưng chủ yếu là DN nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh thấp, gắn kết với khu vực FDI còn hạn chế...
Để khắc phục tình trạng này, thời gian còn lại của năm 2017, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng hứa, tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; không chủ quan trong chỉ đạo điều hành, nhất quán mục tiêu bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.
Nâng tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ gây sức ép vĩ mô
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế được Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh trình bày nhất trí, các giải pháp điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đã được kiên trì thực thi đúng hướng và phù hợp diễn biến thị trường.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cũng đặt ra một số vấn đề, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ở mức dưới 3% nhưng thực chất nợ xấu toàn nền kinh tế vẫn còn ở mức cao. Nếu tiếp tục yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, nâng tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm đạt khoảng 21% nhằm hỗ trợ đạt tăng trưởng GDP của năm nay sẽ gây sức ép vĩ mô khi mô hình tăng trưởng chưa có dấu hiệu cải thiện.
Có ý kiến lo ngại về hiệu quả và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp khi tăng trưởng tín dụng cao và dễ dẫn đến tác động tiêu cực tới kiểm soát lạm phát, gia tăng nợ xấu và tín dụng không đi vào những ngành, lĩnh vực có tác động tích cực tới nền kinh tế. Có những dấu hiệu cho thấy giá bất động sản tăng bất thường ở một số nơi dưới tác động của đầu cơ; đầu cơ cục bộ cũng diễn ra trên thị trường chứng khoán.
"Các chính sách đưa ra cần tránh những rủi ro phát sinh tiêu cực như 'bong bóng' trên thị trường chứng khoán, bất động sản và khả năng kiểm soát lạm phát trong các năm tiếp theo", Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh nêu, trong điều hành nền kinh tế, Chính phủ cần hạn chế việc ban hành quyết định mang tính hành chính, áp đặt, can thiệp không phù hợp quy luật thị trường.
Kỳ họp 4 Quốc hội khóa hóa XIV sẽ xem xét, quyết nhiều vấn đề nóng. Ảnh: TN
Thực hiện ràng buộc ngân sách cứng
Năm 2018, mục tiêu tăng trưởng GDP đặt ra ở mức 6,5-6,7%, trong khi kỳ vọng lạm phát mức 4%, kim ngạch xuất khẩu 7-8%; tỷ lệ nhập siêu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 33-34% GDP. Cùng với đó, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị tiếp tục được đặt mục tiêu khống chế dưới 4%, lao động qua đào tạo 58-60%; dân số tham gia bảo hiểm y tế 85,2%...
"Xu hướng bảo hộ vẫn gia tăng, các thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng gay gắt. Trong khi dư địa chính sách tài khoá, tiền tệ trong nước ngày càng hạn hẹp đang đặt ra những thách thức không nhỏ trong cơ cấu lại nền kinh tế đất nước", Thủ tướng bày tỏ.
Ủy ban Kinh tế đề nghị, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần quyết tâm siết chặt kỷ luật tài chính - ngân sách Nhà nước, thực hiện ràng buộc ngân sách cứng; đẩy mạnh khoán chi hành chính, sử dụng xe công, đấu thầu, đặt hàng trong cung cấp dịch vụ công, giảm bội chi ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ.
Cùng với đó, gắn trách nhiệm giám sát, giải trình và nâng cao tính minh bạch nhằm kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng và các DN Nhà nước (DNNN); thực hiện rà soát toàn bộ các trạm BOT giao thông đường bộ nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch và quyền lợi chính đáng của DN, người dân; xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng gây sai phạm…
Các vấn đề này sẽ tiếp tục được đại biểu quốc hội (ĐBQH) “mổ xẻ" trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội dự kiến diễn ra giữa kỳ họp này.
Tiếp sau phiên khai mạc buổi sáng, buổi chiều, ĐBQH tiếp tục theo dõi nhiều báo cáo quan trọng, liên quan đến vấn đề thu chi ngân sách 2017, dự toán năm 2018, dự thảo Luật Cạnh tranh...
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, việc chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 4 đã được diễn ra tích cực, các dự thảo, báo cáo đã được chuẩn bị nghiêm túc, công phu, đúng chương trình. Cử tri, nhân dân cả nước đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình chuẩn bị nội dung kỳ họp, với niềm tin tưởng sâu sắc và mong muốn Quốc hội sẽ làm tròn trách nhiệm trước nhân dân, trước đất nước. Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các vị ĐBQH nêu cao tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, tích cực thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến, góp phần vào thành công của kỳ họp, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước. |
2 năm, tinh giảm biên chế gần 30 nghìn người Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, năm 2017, đã cắt giảm, đơn giản hóa trên 5.000 thủ tục hành chính; đẩy mạnh tinh giản biên chế. Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, đến nay đã tinh giản biên chế được gần 30 nghìn người. “Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, xử lý những sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức trên tinh thần kiên quyết, khách quan, công khai minh bạch; trong đó đã xử lý nghiêm một số cán bộ lãnh đạo và công khai kết luận, tạo niềm tin trong nhân dân. Thực hiện nghiêm kỷ luật hành chính, cấm uống bia, rượu trong giờ làm việc, buổi trưa; cấm biếu quà lãnh đạo trong dịp Lễ, Tết; cấm sử dụng xe công đi lễ hội; chấn chỉnh việc cấp biển số xanh cho ô tô DN và nhận ô tô do DN biếu tặng”, Thủ tướng nói. Cùng với đó, phát hiện, xử lý nhiều vụ việc tham nhũng, đưa ra xét xử công khai các vụ án lớn, dư luận quan tâm; thu hồi tài sản có tiến bộ. Công tác thanh tra tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực và các vụ việc gây bức xúc.... Năm 2018, Chính phủ quyết tâm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi công vụ; nâng cao đạo đức, văn hóa, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là ở các cơ quan trực tiếp giải quyết công việc liên quan đến người dân, DN. “Phân công, phân nhiệm rõ ràng, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm pháp luật, sách nhiễu người dân và DN. Thực hiện thường xuyên, hiệu quả hoạt động thanh tra trong thực thi công vụ, nhất là công tác cán bộ, kỷ luật hành chính”, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ. |
Quốc hội sẽ phê chuẩn miễn nhiệm, bổ nhiệm 2 “tư lệnh” ngành Theo chương trình Kỳ họp thứ 4 vừa được Quốc hội xem xét thông qua tại phiên họp trù bị ngày 23/10, từ ngày 24-26/10, Quốc hội sẽ tiến hành các bước quyết định nhân sự cao cấp của Bộ Giao thông Vận tải và Thanh tra Chính phủ. Cụ thể, 16h15’ ngày 24/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình bày Tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đối với ông Trương Quang Nghĩa và chức vụ Tổng Thanh tra Chính phủ đối với ông Phan Văn Sáu. Tiếp đó, các ĐBQH sẽ tiến hành thảo luận ở Đoàn… Chiều ngày 25/10, Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu và tiến hành phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đối với ông Trương Quang Nghĩa và chức vụ Tổng Thanh tra Chính phủ đối với ông Phan Văn Sáu bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, Quốc hội biểu quyết, thông qua Nghị quyết về phê chuẩn việc miễn nhiệm. Tiếp tục làm việc về công tác nhân sự, cuối giờ chiều 25/10, Thủ tướng sẽ trình bày Tờ trình về phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Tổng Thanh tra Chính phủ...Quốc hội cũng tiến hành phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự bằng hình thức bỏ phiếu kín. Chiều 26/10, Trưởng Ban kiểm phiếu sẽ công bố kết quả kiểm phiếu phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Tổng Thanh tra Chính phủ. Sau đó, Quốc hội biểu quyết, thông qua Nghị quyết về phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự 2 chức danh này. |
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội thống nhất phương án hợp nhất 2 ban Đảng thuộc Thành ủy, chấm dứt hoạt động 2 Đảng ủy khối, hợp nhất 10 sở để giảm 5 sở; sáp nhập 4 cơ quan báo chí…
Hải Hà
15:12 13/12/2024(Thanh tra) - Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo các ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và khiển trách bà Trương Thị Mai.
Hương Giang
14:51 13/12/2024Chính Bình
21:26 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
Hải Hà
Văn Thanh
Hương Giang
Vân Trang
Ngọc Giàu
TC
PV
Cảnh Nhật
Thái Hải