Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Thị Hiếu
Thứ tư, 29/12/2021 - 22:10
(Thanh tra) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị tổng kết năm 2021, triển khai kế hoạch năm 2021 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diễn ra sáng nay (29/12).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Đức Tùng
Phải đổi mới tư duy mạnh mẽ hơn nữa
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả đạt được trong năm 2021 đồng thời, nhấn mạnh, ngành Nông nghiệp đã hoàn thành vượt mục tiêu đề ra đặc biệt trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, biểu dương thành tích của năm 2021 và chúc năm 2022 thành tích của toàn ngành nông nghiệp sẽ cao hơn năm nay.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại như phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của, đặc biệt là kinh tế biển và chưa thực sự chủ động phát triển theo định hướng, mà vẫn thụ động, phụ thuộc vào vấn đề thị trường, vào yếu tố thời tiết; phát triển chưa bền vững, chưa đi vào chiều sâu; chưa chủ động phát triển thích ứng linh hoạt với diễn biến mới, bao gồm thích ứng tình hình, diễn biến mới, điều kiện mới…
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh phải nhìn thẳng vào những tồn đọng để khắc phục. “Cái gì của Chính phủ thì Chính phủ phải làm, cái gì thuộc Trung ương thì phải đề xuất, còn cái gì thuộc thẩm quyền thì Bộ phải chủ động giải quyết, phải nhìn thẳng vào sự thật để giải quyết, không né tránh” - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Năm 2022 vừa có thời cơ, thuận lợi vừa có thách thức, nhưng dự báo khó khăn còn nhiều hơn năm 2021, Thủ tướng yêu cầu ngành nông nghiệp phải tập trung, chọn việc, chọn vấn đề ưu tiên, cân đối nguồn lực và thời gian để giải quyết. Đặc biệt, phải đổi mới tư duy mạnh mẽ hơn nữa, nâng cao tầm dự báo chiến lược kịp thời chính xác hơn. Tổ chức thực hiện phải thiết thực hiệu quả mang lại giá trị gia tăng lớn hơn.
Đồng thời yêu cầu ngành Nông nghiệp bám sát tình hình thực tế để hiện thực hoá, có tính khả thi, có hiệu quả; phải quan trọng công tác xây dựng chiến lược; tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách theo hướng thúc đẩy phát triển theo chiều sâu, dựa vào khoa học công nghệ, chuyển đổi số, nâng cao năng suất, phát hiện những điểm nghẽn về thể chế để tháo gỡ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp phân quyền; đa dạng hoá thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao thương hiệu, thúc đẩy cạnh tranh cho sản phẩm quốc gia. Nâng cao năng lực chế biến, từ một nguyên liệu phải đưa ra được nhiều sản phẩm…
Về công tác xuất khẩu, Thủ tướng yêu cầu phải cải thiện quan hệ với thị trường Trung Quốc, bởi năm nào cũng có vấn đề ùn ứ hàng hoá cuối năm, có năm thì dưa hấu, năm là thanh long... Do vậy, phải có sản phẩm xuất khẩu chính ngạch, phải chủ động và các tỉnh biên giới phải làm việc với nhau thông thoáng.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đề cập vấn đề phát triển kinh tế biến bền vững, giải quyết dứt điểm thẻ vàng EC…
Thủ tướng yêu cầu phải phối hợp các bộ ngành làm tốt công tác thống kê để đưa ra dự báo thị trường, quy hoạch… thống kê tốt mới thấy năng suất lao động tốt ở đâu, yếu ở đâu để khắc phục. Mỗi lần thống kê hiện rất khó khăn do chưa được chú trọng.
Tiếp thu ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết sẽ đưa ngay vào chương trình hành động ngay từ đầu năm 2022.
Bộ trưởng khẳng định sự thành công vượt bậc của ngành Nông nghiệp có sự đóng góp, đồng hành của toàn Đảng, toàn dân và bộ máy chính trị, đặc biệt là của người nông dân, doanh nghiệp. Đồng thời khẳng định bên cạnh những thành tích, ngành Nông nghiệp sẽ đứng trước nhiều thách thức mới về biến đổi khí hậu, biến động thì trường, rào cản kỹ thuật của thương mại quốc tế...
Lập nhiều kỷ lục mới
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, năm 2021, ngành nNông nghiệp trải qua nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19 đã đến đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản...
Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và địa phương; sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, từ việc chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành sản xuất, năm 2021, ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu phát triển đã đạt và vượt kế hoạch đề ra, lập nhiều kỷ lục mới.
Giá trị gia tăng toàn ngành tăng khoảng 2,85 - 2,9%, trong đó nông nghiệp tăng trên 3,18%, lâm nghiệp tăng trên 3,85%, thủy sản tăng trên 1,85%; tỷ lệ che phủ rừng 42,02%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới 68,2%. Đặc biệt, xuất khẩu nông lâm thủy sản lần đầu tiên lập kỷ lục, đạt 48,6 tỷ USD, ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đều vượt mục tiêu đề ra, cả về sản lượng và giá trị.
Trong lĩnh vực trồng trọt, cơ cấu cây trồng được chuyển đổi hiệu quả hơn. Sản lượng đạt 43,86 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89%, giá gạo xuất khẩu tăng từ 496 USD/tấn năm 2020 lên 503 USD/tấn năm 2021.
Diện tích cây ăn quả đạt 1,18 triệu ha, tăng 44.800 ha so với năm 2020; sản lượng và chất lượng các loại cây ăn quả có lợi thế của cả nước và từng vùng đều tăng; một số cây ăn quả chủ lực sản lượng tăng từ 5 - 19%.
Chăn nuôi chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, gia trại, tập trung theo chuỗi sạch, hữu cơ, an toàn sinh học. Sản lượng thịt các loại đạt 6,69 triệu tấn, tăng 3,2% so với năm 2020; sữa tươi đạt trên 1,2 triệu tấn, tăng 10,5%; trứng 17,5 tỷ quả, tăng 5,1%. Đồng thời, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Thủy sản đẩy nhanh phát triển bền vững cả nuôi trồng và khai thác. Tổng sản lượng thủy sản đạt trên 8,73 triệu tấn, tăng 1,0% so với năm 2020; trong đó khai thác trên 3,9 triệu tấn tăng 0,9%, nuôi trồng 4,8 triệu tấn tăng 1,1%.
Đáng chú ý, việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp đi vào thực chất, hiệu quả hơn; quy mô và trình độ sản xuất được nâng cao, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát huy các lợi thế từng vùng, miền, chuyển dịch theo hướng hiện đại.
Đồng thời, tiếp tục tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt để thúc đẩy phát triển và cơ cấu lại ngành… với các giải pháp đồng bộ, đã tạo đà duy trì tốc độ tăng trưởng GDP với mức tăng 2,85%, trên hầu hết các lĩnh vực.
Thị trường tiêu thụ nông sản tiếp tục phát triển, thị trường trong nước được mở rộng hơn. Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt mức cao kỷ lục trên 48,6 tỷ USD, có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD, trong đó có 06 mặt hàng có kim ngạch trên 03 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; hạt điều; gạo, cao su) .
Tổ chức liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp tiếp tục được đổi mới; nhiều mô hình liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã theo chuỗi được triển khai nhân rộng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 23/11, với 413/422 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi, trong đó có quy định về thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa.
Hương Giang
16:19 23/11/2024(Thanh tra) - Bên cạnh yêu cầu Chính phủ có giải pháp căn cơ hạ giá bất động sản về giá trị thực phù hợp với thu nhập của đại bộ phận người dân, Quốc hội đồng thời nêu rõ, phải sớm nghiên cứu, đề xuất quy định về mức thuế cao hơn với người nhiều đất, nhà ở.
Hương Giang
16:09 23/11/2024Hương Giang
15:08 23/11/2024Hương Giang
10:45 23/11/2024Hương Giang
09:06 23/11/2024Hoàng Nam
22:10 22/11/2024Văn Thanh
Hương Trà
Lê Hữu Chính
Chu Tuấn - Quang Danh
Văn Thanh
Bùi Bình
Trung Hà
Bùi Bình
Lợi Châu
Đức Anh
Văn Thanh
Hương Giang