Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đề xuất chi 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa trong 5 năm

Hương Giang

Thứ hai, 03/06/2024 - 09:38

(Thanh tra) - Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030 dự kiến là 122.250 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương dành tối thiểu khoảng 77.000 tỷ đồng.

Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng. Ảnh: P.Thắng

Sáng 3/6, Quốc hội nghe Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trình bày tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Xác định nhiệm vụ cấp bách để ưu tiên đầu tư trước

Chương trình này được thực hiện với quy mô cả nước, bao gồm tất cả đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, cấp thôn; một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, chương trình được thiết kế gồm 10 nội dung thành phần, 153 chỉ tiêu chi tiết, 42 nhiệm vụ cụ thể, 186 hoạt động chi tiết.

Cơ quan thẩm tra của Quốc hội là Ủy ban Văn hóa Giáo dục cơ bản nhất trí với đề xuất về phạm vi, quy mô thực hiện chương trình. Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, có ý kiến trong cơ quan thẩm tra cho rằng phạm vi của chương trình còn rộng, dàn trải.

“Ủy ban đề nghị căn cứ điều kiện thực tiễn ở địa phương, kết quả đầu tư của ngân sách nhà nước ở các thời kỳ trước và khả năng bố trí nguồn lực, xác định các nhiệm vụ đầu tư trọng điểm, cấp bách để ưu tiên thực hiện trước”, ông Vinh nói

Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết tổng các nguồn lực huy động để thực hiện chương trình giai đoạn 2025-2030 dự kiến là 122.250 tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp để thực hiện chương trình giai đoạn 2025-2030 được bố trí tối thiểu khoảng 77.000 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương khoảng 30.250 tỷ đồng (chiếm 24,6%) và khoảng 15.000 tỷ đồng vốn huy động hợp pháp khác (12,4%).

Ông Hùng cho hay, tổng số vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia hiện nay trong giai đoạn 2021-2025 là 192.586 tỷ đồng.

So sánh, đối chiếu các nhiệm vụ, chỉ tiêu, mục tiêu của 3 chương trình quốc gia này với 10 nhóm nội dung thành phần của chương trình, Chính phủ đề xuất tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương của chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030 là 77.000 tỷ đồng (trong đó 50.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, 27.000 tỷ đồng vốn sự nghiệp).

“Tổng nguồn vốn này là phù hợp, đảm bảo khả năng đáp ứng nguồn lực của ngân sách nhà nước”, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nhấn mạnh.

Vốn ngân sách Trung ương “chấp nhận được”, vốn địa phương là cao

Ủy ban Văn hóa Giáo dục nhất trí với đề xuất của Chính phủ về tổng mức đầu tư thực hiện chương trình và cho rằng việc Chính phủ thống nhất đề xuất bố trí nguồn lực lớn để thực hiện chương trình đã cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh. Ảnh: P.Thắng

Trong cơ quan thẩm tra, có ý kiến cho rằng tổng số vốn dự kiến dành cho chương trình là khá lớn, cao hơn so với các Chương trình mục tiêu quốc gia đã và đang thực hiện. Vì vậy, đề nghị Chính phủ làm rõ căn cứ để xác định tổng mức vốn của chương trình.

Với nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ông Nguyễn Đắc Vinh cho biết cơ quan thẩm tra cơ bản nhất trí mức bố trí vốn ngân sách trung ương cho chương trình. Hội đồng thẩm định quốc gia xác nhận đây là mức có thể chấp nhận được, nằm trong khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước.

Về ngân sách địa phương, nhiều ý kiến cho rằng tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương chiếm 24,6% là cao, khó thực hiện, nhất là đối với các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.

Ủy ban đề nghị làm rõ hơn căn cứ xác định tỉ lệ vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương; làm rõ hơn cơ sở xác định cơ cấu vốn đối ứng từ ngân sách địa phương.

“Cần đánh giá sát hơn khả năng huy động nguồn vốn ngân sách địa phương và tính toán đề xuất mức bố trí ngân vốn sách địa phương phù hợp hơn với tình hình thực tiễn”, theo Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh.

Với nhận định Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 có đối tượng, phạm vi rộng với nhiều nội dung khó, có nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau, cơ quan thẩm tra đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định theo quy trình tại 2 kỳ họp, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.

Cần đánh giá toàn diện hiệu quả đầu tư của ngân sách với lĩnh vực văn hóa

Để tránh chồng chéo, trùng lặp về mục tiêu, đối tượng thụ hưởng, nội dung, nguồn vốn thực hiện, bảo đảm tính khả thi, cơ quan thẩm tra cho rằng cần phân định rõ các nội dung, nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước đầu tư phát triển văn hóa trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, chi thường xuyên và nội dung, nhiệm vụ chi của chương trình.

Cạnh đó, Chính phủ cần đánh giá toàn diện về hiệu quả đầu tư của ngân sách Nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa trong tương quan với đầu tư của toàn xã hội để xác định nội dung cần tập trung đầu tư từ chương trình.

Cũng theo cơ quan thẩm tra, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình cần phải được xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, làm rõ các nội dung cần ưu tiên thực hiện trước, nhằm tạo ra các đột phá trong phát triển văn hóa. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm