Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 14/05/2024 - 14:05
(Thanh tra) - “Lâu nay cứ hiểu văn hóa là ngành đi tiêu tiền. Nhưng trên thế giới hiện nay văn hóa là ngành làm ra rất nhiều tiền, có giá trị gia tăng rất cao”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dẫn chứng nhóm nữ ca sĩ Hàn Quốc sang Việt Nam biểu diễn mấy đêm bằng một doanh nghiệp làm nhiều tháng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định. Ảnh: P.Thắng
Tại phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, ngày 14/5.
Chương trình đề ra mục tiêu còn dàn trải
Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết chương trình thực hiện trên phạm vi cả nước và tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hoá lâu dài, tương tác văn hoá lâu dài với Việt Nam, có đông đảo người Việt Nam sinh sống, lao động, học tập.
Chương trình có 10 nội dung thành phần, 153 chỉ tiêu chi tiết, 42 nhiệm vụ cụ thể, 186 hoạt động chi tiết.
Các hoạt động thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật cụ thể được tập trung thực hiện, gồm: di sản văn hóa; văn hóa cơ sở; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; điện ảnh; thư viện; giáo dục văn hóa; đào tạo; văn hóa dân tộc; văn hóa đối ngoại; công nghiệp văn hóa...
Thời gian thực hiện chương trình trong 11 năm, từ năm 2025 đến năm 2035, với các mục tiêu cụ thể. Trong đó, theo ông Hùng, mục tiêu đến năm 2030, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào 7% GDP của cả nước và đóng góp 8% GDP cả nước vào năm 2035.
Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Văn hóa Giáo dục cơ bản nhất trí với đề xuất về quy mô, phạm vi, địa điểm thực hiện chương trình.
Song theo ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, mục tiêu của chương trình liệt kê còn dàn trải. Nhiều mục tiêu có nội dung tương tự với nhiệm vụ thường xuyên của lĩnh vực văn hoá, có thể trùng lặp với một số chương trình, đề án khác.
Thậm chí có mục tiêu mang tính hình thức, chưa tạo được những chuyển biến mạnh mẽ và khó đánh giá hiệu quả.
“Ủy ban đề nghị Chính phủ khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng tình hình và nhu cầu thực tiễn để đưa ra các mục tiêu của chương trình bảo đảm gọn, rõ ràng, không trùng lặp, thể hiện được quan điểm đầu tư trọng tâm, trọng điểm và là căn cứ để xác định nhu cầu đầu tư của chương trình”, ông Vinh nói.
Công nghiệp văn hóa đem lại lợi nhuận rất lớn
Góp ý, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thấy chương trình “nhiều nội dung quá, sợ nhớ không hết, làm không hết được”. Theo ông, đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia thì nên chọn những việc trọng điểm, tạo bước đột phá, điểm nhấn mà lâu nay nếu làm theo phương pháp bình thường không làm được.
Đề cập đến công nghiệp văn hóa, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, là xu thế của thời đại. Nhưng dự thảo chương trình liệt kê rất nhiều nội dung về văn hóa nghệ thuật, văn hóa cơ sở, nghệ thuật biểu diễn, nhiếp ảnh, triển lãm… cuối cùng mới đến công nghiệp văn hóa.
Theo ông Định, chương trình phải dành sự quan tâm rất đặc biệt với công nghiệp văn hóa. Bởi, công nghiệp văn hóa đã trở thành động lực tăng trưởng.
“Lâu nay cứ hiểu văn hóa là ngành đi tiêu tiền. Nhưng trên thế giới hiện nay văn hóa là ngành làm ra rất nhiều tiền, có giá trị gia tăng rất cao”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói.
Ông dẫn chứng nhóm nữ ca sĩ Hàn Quốc (BlackPink - PV) sang Việt Nam biểu diễn mấy đêm bằng một doanh nghiệp làm nhiều tháng.
Hay một ca sĩ Hàn Quốc hát bài Gangnam Style cùng điệu nhảy ngựa quảng bá khắp thế giới về văn hóa. Rồi ông Park Hang Seo được Hàn Quốc vinh danh về đại sứ kết nối văn hóa.
“Công nghiệp văn hóa là ngành đem lại lợi nhuận rất lớn, mà Nhà nước không cần phải đầu tư gì nhiều”, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu
Nhấn mạnh Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp văn hóa, theo ông Nguyễn Khắc Định, mục tiêu phấn đấu ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2030 đóng góp 7% GDP và 2035 đóng góp 8% GDP là thấp.
Ông đề nghị xem lại mục tiêu này, bởi công nghiệp văn hóa đã ước đạt 5,82% vào năm 2018 và 6,02% GDP vào năm 2019.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định Chính phủ sẽ tiếp thu các ý kiến trao đổi của đại biểu, từ đó xem xét, thảo luận và hoàn thiện thêm hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Góp ý tại tổ về Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sáng 22/11, đại biểu Quốc hội đề nghị áp dụng một mức thuế ưu đãi chung với báo chí là 10%, và có thể giảm sâu hơn nữa.
Hương Giang
11:45 22/11/2024(Thanh tra) - Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị làm rõ khả năng thu thuế doanh nghiệp trên thực tế với các doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam cung cấp hàng hoá vào Việt Nam thông qua các giao dịch trên sàn thương mại điện tử, nền tảng số.
Hương Giang
10:49 22/11/2024Hương Giang
09:25 22/11/2024Hương Giang
17:00 21/11/2024Hương Giang
15:59 21/11/2024Hương Giang
12:17 21/11/2024Thái Hải
Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý
Vũ Linh
Phương Anh
Phương Hiếu
Hương Giang
Trần Trung
Thái Hải
Hương Giang