Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 15/01/2024 - 15:47
(Thanh tra) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục có giải pháp tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, bảo đảm các ngân hàng hoạt động lành mạnh, khi Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi ban hành.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: P.Thắng
Chiều ngày 15/1, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội thảo luận ở hội trường Dự thảo Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi.
Trình bày báo cáo trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay, có ý kiến đại biểu đề nghị quy định rõ, cụ thể về cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, gắn với vấn đề xử lý sở hữu chéo, thao túng, chi phối tổ chức tín dụng và cho vay đối với người có liên quan.
Việc này đề công tác thanh tra, giám sát ngân hàng khả thi, hiệu quả thực chất, không phải mang tính đối phó, hình thức.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu, và trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý dự thảo luật theo hướng quy định: “Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan” tại khoản 1 Điều 207.
Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Dự thảo luật cũng quy định Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định của Luật Chứng khoán và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bộ Tài chính dự kiến được giao kiểm tra, giám sát hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và quy định khác của pháp luật có liên quan.
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan tiếp tục có giải pháp tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, bảo đảm các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, tăng tính hiệu lực, hiệu quả của luật khi ban hành”, ông Thanh nói.
Thiết kế mô hình giám sát tài chính độc lập cần nghiên cứu kỹ lưỡng
Quá trình thảo luận dự thảo luật này trước đó, có ý kiến đề nghị cần phải nghiên cứu, thiết kế mô hình giám sát tài chính độc lập, bên cạnh mô hình thanh tra, giám sát ngân hàng quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước, phù hợp với kinh nghiệm quốc tế tại nhiều nước.
Nội dung này, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là định hướng rất lớn, thay đổi về mặt thiết kế hệ thống quản lý Nhà nước với hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia. Do vậy, cần được nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể và chưa nghiên cứu, bổ sung tại dự thảo luật lần này.
Liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, giám sát, có ý kiến đại biểu đề nghị quy định các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng, đặc biệt là chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam có quyền trình bày, phân tích, giải thích, quyền khiếu nại, kiến nghị các quyết định hành chính Nhà nước, thanh tra khi cho rằng nội dung kết luận và quyết định xử lý không chính xác…
Giải trình, cơ quan thường trực của Quốc hội dẫn chiếu các quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Luật Thanh tra năm 2022.
Trong đó, tại Điều 92 Luật Thanh tra đã quy định rõ đối tượng thanh tra có quyền giải trình về vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra; khiếu nại về quyết định, hành vi của người tiến hành thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại quyết định xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại; kiến nghị về nội dung trong kết luận thanh tra khi cho rằng nội dung đó chưa chính xác; yêu cầu bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật…
Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được giữ như dự thảo luật.
Dự thảo Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi
Điều 208: Quyền, nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, giám sát
1. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khác trong quá trình thanh tra, giám sát.
2. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
3. Bảo đảm khả năng kết nối, truy cập dữ liệu trực tuyến phục vụ hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
4. Báo cáo, giải trình đối với kiến nghị, khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
5. Thực hiện kiến nghị, khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
6. Thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ và cơ quan khác theo quy định của pháp luật.
7. Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Vương Đình Huệ, nguyên Chủ tịch Quốc hội; chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng, nguyên Chủ tịch nước do đang điều trị bệnh.
Hương Giang
17:00 21/11/2024(Thanh tra) - Từ 1/7/2025, cơ sở kinh doanh dược được bán thuốc theo phương thức thương mại điện tử với thuốc không kê đơn, trừ thuốc phải kiểm soát đặc biệt, thuốc hạn chế bán lẻ, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược được Quốc hội thông qua.
Hương Giang
15:59 21/11/2024Hương Giang
12:17 21/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Trần Lê
19:31 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Phương Anh
Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh
Thái Hải
Trần Quý
Nam Dũng
Lê Phương
Hoàng Nam