Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 22/10/2015 - 09:15
(Thanh tra) - Trao đổi bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Dương Trung Quốc nhấn mạnh, phải bỏ qua chủ nghĩa lý lịch và tập trung vào bản thân cán bộ đó xem có đúng chuẩn không. Quan trọng là có đề bạt thì phải có hạ bệ nếu như không hoàn thành nhiệm vụ…
ĐBQH Dương Trung Quốc. Ảnh: Thảo Nguyên
Trẻ hóa đội ngũ cán bộ là tích cực
- Sau đại hội Đảng bộ một số địa phương vừa qua, nhiều cán bộ trẻ thuộc diện “con ông, cháu cha” được bầu vào những vị trí chủ chốt. Ông nhìn nhận về vấn đề này như thế nào?
Hiện tượng nhiều cán bộ trẻ được đề bạt vào những chức vụ quan trọng, trước hết phải xem lại quan niệm thế nào là trẻ. Trẻ về tuổi tác, hay trẻ về quá trình tham gia. Khi bàn về vấn đề này không nên tuyệt đối hóa mà phải thấy nhiều thế hệ kế cận nhau.
Tôi cho rằng, xu hướng đội ngũ cán bộ trẻ hiện nay là tích cực. Chúng ta nhớ rằng, Tổng Bí thư Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Việt Nam khi nhận nhiệm vụ chỉ 27 tuổi. Ông Võ Nguyên Giáp trở thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ vào năm 1945 mới 34 tuổi.
Còn hiện tượng một số cán bộ trẻ lại là con của các vị lãnh đạo cao cấp, nếu trong một xã hội lành mạnh thì là bình thường, là tốt. Chúng ta biết có Bush bố, Bush con (hai cha con đều là Tổng Thống Mỹ - PV), ông Lý Quang Diệu, Lý Hiển Long (hai cha con đều là Thủ tướng Singapore - PV). Ngay trong nước chúng ta thôi, có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vốn là con của một Bộ trưởng Bộ Ngoại giao rất nổi tiếng.
Nhưng có lẽ chúng ta rơi vào tâm lý xã hội mất lòng tin, hệ thống giá trị không chuẩn nên bất kỳ hiện tượng nào, sự kiện nào, người ta cũng đặt câu hỏi đằng sau đó có gì không, có khuât tất không, có lợi ích nhóm không, có “cha truyền, con nối” không. Chính vì thế phải minh bạch.
- Vấn đề cán bộ trẻ lại đều rơi vào đúng con em của cán bộ lãnh đạo, khiến người dân đặt câu hỏi phải chăng “con quan rồi lại làm quan”?
Rõ ràng phải giám sát để bảo đảm khách quan, xem việc đề bạt đó có đúng hay không. Nhưng có lẽ chúng ta không nên e ngại mà để thực tế trả lời. Tôi cho rằng, quan trọng là phải giám sát tốt hậu đề bạt.
“Phải bỏ qua chủ nghĩa lý lịch”
- Nếu so sánh với vị trí “bấp bênh” của 600 Phó Chủ tịch trẻ sau khi Đề án kết thúc, dư luận càng cho rằng chỉ “con ông cháu cha” mới được bổ nhiệm khi tuổi còn trẻ?
Tôi nghĩ rằng, thực tiễn diễn ra đòi hỏi phải xem xét lại cách làm của chúng ta. Đương nhiên phải chấp nhận những thử nghiệm, nhưng đừng để lại những hậu quả nặng.
Cũng như câu chuyện đào tào cán bộ của Đà Nẵng. Việc đó không phải hoàn toàn tiêu cực. Người ta muốn có điều kiện làm việc tốt hơn là chuyện hết sức bình thường, chính đáng, nhưng rõ ràng lại chênh với chủ trương của TP Đà Nẵng muốn thu hồi lại vốn đầu tư cũng chính đáng. Cả hai vấn đề đó đều chính đáng, vậy rõ ràng là do chính sách chưa lường hết được các yêu tố đó.
Tôi nghĩ 5 năm mới có đại hội một lần, đây là cơ hội để thử nghiệm những chính sách về cán bộ, nhân sự. Đây cũng là một câu trả lời mà như hiện tượng Đề án 600 cũng như hiện tượng con em của các nhà lãnh đạo tham chính.
- Thực tế có những người giỏi, nhưng lý lịch không “sạch” thì bị loại, không được đề bạt, bổ nhiệm?
Trong thời gian vừa rồi, liên quan đến công tác nhân sự thấy có 2 hiện tượng đối cập nhau. Đó là, có người trình độ giỏi, nhưng lý lịch không chính thống nên bị loại và những người là con của những người rất chính thống thì được đề bạt.
Quan điểm của tôi phải chặt hai đầu đó đi. Tức là phải bỏ qua chủ nghĩa lý lịch. Đừng vì lý lịch mà đánh giá mà phải tập trung vào bản thân cán bộ đó xem có đúng chuẩn không. Đương nhiên chuẩn ở đây là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như quy định của nhà nước, pháp luật, minh bạch, dân chủ.
Quan trọng là có đề bạt thì phải có hạ bệ nếu như anh không hoàn thành nhiệm vụ. Ở nước mình thì cứ theo một chiều hướng, đã lên thì lên mà đã xuống thì không lên nữa. Đấy là điều rất dở nên cán bộ chỉ cứ giữ an toàn, lên từng nấc, từng nấc, không ai dám làm gì cả.
- Chúng ta đã có tiêu chí rất cụ thể khi lựa chọn cán bộ, song khi triển khai thực hiện thì không như vậy, thưa ông?
Tất nhiên từ văn bản pháp luật đến vận dụng là một khoảng cách rất lớn. Để thu hẹp khoảng cách đấy có hai cách: một là công khai minh bạch. Hai là thực nghiệm, kiểm nghiệm. Thực nghiệm, kiểm nghiệm không chỉ liên quan đến nhân sự được đề bạt mà còn liên quan đến cả bộ máy, cơ cấu và những người chịu trách nhiệm, chứ không để xong rồi hòa cả làng và ai đã lên cứ lên thì cứ lên mà không đánh giá chất lượng của việc đề bạt.
- Xin cám ơn ông!
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành