Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chính phủ sẽ trình Quốc hội về áp thuế tối thiểu toàn cầu

Hương Giang

Thứ tư, 26/07/2023 - 22:24

(Thanh tra) - Chính phủ thống nhất sẽ trình Quốc hội các dự thảo nghị quyết về áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư ngoài thuế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: N.Bắc

Ngày 26/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7/2023, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.

Trong đó, Bộ Tài chính chủ trì xây dựng báo cáo, đề xuất việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng báo cáo, đề xuất về cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư ngoài thuế.

Theo báo cáo tại phiên họp, tháng 10/2021, OECD đặt ra mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% đối với các công ty đa quốc gia nhằm ngăn các công ty này chuyển lợi nhuận sang quốc gia có thuế suất thấp để tránh thuế.

Đến nay, 142/142 nước thành viên của Diễn đàn Hợp tác toàn cầu về chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) đã đồng thuận. Tại ASEAN, một số nước đã có kế hoạch áp dụng quy định thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024.

Phân tích cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, các đại biểu cho rằng, việc sớm áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu là cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.

Cạnh đó, cần thiết nghiên cứu, bổ sung các hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mới trong bối cảnh thực thi thuế tối thiểu toàn cầu. Điều này, nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh và tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn tới.

Về 2 nội dung này, Thủ tướng giao 2 bộ chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan tiếp thu tối đa ý kiến của Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng 2 nghị quyết. Sau khi Bộ Tư pháp thẩm định, các bộ chủ trì tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ thông qua.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp được giao thừa ủy quyền của Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký tờ trình của Chính phủ trong tháng 7 để báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án 2 nghị quyết trên vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và cho phép xây dựng dự thảo nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Quốc hội thông qua theo quy trình một kỳ họp (tháng 10 năm nay).

Xử lý cân bằng để giải quyết các vấn đề liên quan đến BHXH

Liên quan đến Dự án Luật BHXH (sửa đổi), các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận về một số nội dung: quy định về rút BHXH một lần; điều kiện hưởng lương hưu; chi phí quản lý BHXH; mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc…

Lưu ý đây là một luật khó, có tác động, ảnh hưởng sâu rộng đến quyền và lợi ích của người lao động, được cử tri và xã hội quan tâm, người đứng đầu Chính phủ lưu ý, nhiệm vụ đặt ra cho cơ quan quản lý cần xử lý một cách cân bằng để giải quyết những vấn đề vừa trước mắt, vừa lâu dài.

Ông yêu cầu tiếp tục tổng kết Luật BHXH; kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; sửa đổi những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn.

Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa, nâng cao chất lượng hoạt động quản lý BHXH. Tiếp tục đẩy mạnh tham vấn; tích cực truyền thông chính sách để tạo sự nhận thức và đồng thuận trong xã hội.

Kết luận chung về phiên họp, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới và tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, không làm tăng thêm thủ tục hành chính, phát sinh thêm chi phí, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, người đứng đầu Chính phủ quán triệt.

Các chính sách đưa ra phải được đánh giá tác động kỹ lưỡng, bảo đảm hợp lý, khả thi, hiệu quả; chú trọng lấy ý kiến đối tượng tác động, chuyên gia, nhà khoa học; tích cực tham khảo kinh nghiệm quốc tế có chọn lọc, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam…

Nhấn mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế là vấn đề quan trọng, cấp bách nhưng cũng rất khó, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ, bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác này.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm