Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 04/11/2024 - 20:47
(Thanh tra) - Tại nghị trường thảo luận tình hình kinh tế- xã hội chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về in ấn, phát hành sách giáo khoa có “lợi ích nhóm”.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, những vài năm vừa qua, ngành Giáo dục đã chấn chỉnh rất nhiều vấn đề trên và cũng có một vài người liên quan đến việc tổ chức đấu thầu giấy in, phát hành sách phạm pháp. “Những người này đều đã được bắt mang đi rồi”, Tư lệnh ngành Giáo dục và Đào tạo nói.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong đại biểu chỉ rõ còn những “nhóm” nào theo đuổi lợi ích không hợp pháp, nhóm đó ở đâu để “phối hợp với Bộ Công an, Viện Kiểm sát bắt mang đi tiếp”
Trước đó, đại biểu Quốc hội Lò Thị Luyến (đoàn Điện Biên) nêu, Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 đã được triển khai thực hiện đã gần 4 năm. Tuy nhiên, việc in ấn, phát hành sách giáo khoa còn nhiều hạn chế.
“Ngoài việc có dấu hiệu “lợi ích nhóm”, lãng phí trong việc in ấn, phát hành sách bài tập khi có đến 65% sách giáo khoa có những trang sách học sinh có thể viết trực tiếp và không dùng lại được, thì còn một số nội dung nữa, đề nghị Chính phủ quan tâm, đó là việc in ấn, phát hành tài liệu giáo dục địa phương”, bà Luyến nói.
Đại biểu cho hay, hiện nay còn nhiều địa phương chưa in, phát hành được tài liệu giáo dục địa phương, học sinh được gửi bản PDF trên thiết bị hoặc tự in từ bản PDF để học.
Nguyên nhân của vấn đề trên là do vướng mắc về xác định bản quyền, thẩm định giá và đấu thầu in ấn, phát hành. Nội dung này, theo bà Luyến, đã được Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội năm 2019 chỉ ra, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được.
Đại biểu Quốc hội dẫn lại công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu việc in, phát hành tài liệu giáo dục địa phương phải bảo đảm thực hiện đúng các quy định của Luật quản lý tài sản công, Luật Đấu giá tài sản, Luật Đấu thầu, Luật Sở Hữu trí tuệ, Luật Giá và các nghị định, thông tư, hướng dẫn…
“Việc in ấn, phát hành tài liệu giáo dục, địa phương cần một quy trình đơn giản cho các địa phương để triển khai thực hiện. Nếu cứ áp các quy định của hệ thống luật, nghị định, thông tư nêu trên thì trong nhiều năm tới vẫn chưa tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc liên quan đến nội dung này”, đại biểu Lò Thị Luyến nhận định.
Cũng quan tâm đến vấn đề giáo dục, đại biểu Quốc hội Phạm Hùng Thắng (đoàn Hà Nam) đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo xử lý những vấn đề mà nhiều cử tri quan tâm, có ý kiến lâu nay như tình trạng thiếu biên chế giáo viên phổ thông, những bất cập trong việc đổi mới chương trình giáo dục, việc sử dụng sách giáo khoa trong nhà trường; tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế, thiếu vắc xin tiêm chủng…
“Người dân đang rất kỳ vọng, mong chờ về những hiệu quả, những thay đổi từ những dự án luật quy định chính sách mới mà Quốc hội, Chính phủ đã và đang sửa đổi”, ông Thắng nhấn mạnh.
Chuẩn bị đủ nhân lực chất lượng cao chưa luôn là câu hỏi khó
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cũng giải trình ý kiến đại biểu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành nghề mới nổi, công nghệ kỹ thuật mũi nhọn.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, chúng ta đang đào tạo nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế mà tỷ trọng doanh nghiệp FDI khá lớn.
Đặc điểm của doanh nghiệp FDI là thu hút đầu tư. Khi đó những doanh nghiệp mới đến Việt Nam, họ thường đem những lĩnh vực Việt Nam chưa có hoặc lĩnh vực mới.
“Khi họ đem lĩnh vực mới mà Việt Nam chưa có, thì câu hỏi họ đặt ra là nước ta đã chuẩn bị đầy đủ nhân lực chưa? Đây luôn là câu hỏi khó trả lời, nên cần phân tích hết khó khăn của việc đào tạo nhân lực để đáp ứng cho doanh nghiệp FDI, với những lĩnh vực chúng ta chưa có”, ông Sơn nhấn mạnh.
Do vậy, theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch, sự chủ động trong tương lai cần tăng lên mới có thể đáp ứng được yêu cầu này.
Cùng tham gia giải trình, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
“Chúng ta phấn đấu đến cuối năm 2025 phải nằm trong top ba các nước dẫn đầu ASEAN về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay.
Để đạt được mục tiêu này, theo ông Dung, cần tập trung vào hai đề án lớn. Đầu tiên là đề án về phát triển nguồn nhân lực ngành công nghệ bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đề án thứ hai là phát triển nhân lực chất lượng cao phục vụ phục vụ phát triển công nghệ cao.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh phải quan tâm là có chính sách hiệu quả thu hút nguồn nhân lực cao vào khu vực công. Trong đào tạo đại học thì chú trọng nghiên cứu khoa học, đặc biệt phải lấy tự chủ đại học là khâu đột phá.
Còn trong giáo dục nghề nghiệp thì tập trung đổi mới theo hướng mở, linh hoạt hợp tác giữa nhà trường, doanh nghiệp và nhà nước, trong đó kết nối doanh nghiệp phải là khâu đột phá.
Đồng thời chú trọng hai vấn đề lớn, từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế. “Đây là vấn đề rất quan trọng, có tính chất chiến lược”, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Góp ý tại tổ về Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sáng 22/11, đại biểu Quốc hội đề nghị áp dụng một mức thuế ưu đãi chung với báo chí là 10%, và có thể giảm sâu hơn nữa.
Hương Giang
11:45 22/11/2024(Thanh tra) - Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị làm rõ khả năng thu thuế doanh nghiệp trên thực tế với các doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam cung cấp hàng hoá vào Việt Nam thông qua các giao dịch trên sàn thương mại điện tử, nền tảng số.
Hương Giang
10:49 22/11/2024Hương Giang
09:25 22/11/2024Hương Giang
17:00 21/11/2024Hương Giang
15:59 21/11/2024Hương Giang
12:17 21/11/2024Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý
Vũ Linh
Phương Anh
Phương Hiếu
Hương Giang
Trần Trung
Thái Hải
Hương Giang
Ngọc Phó