Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngân Nga
Thứ sáu, 05/05/2023 - 08:29
(Thanh tra) - Liên quan đến việc 8 hộ dân (tổ 1, phường An Lạc A, quận Bình Tân) của một đại gia đình sinh sống ổn định hơn 40 năm bỗng dưng bị UBND quận Bình Tân ngăn chặn và thu hồi 12 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) mà chúng tôi đã phản ánh, ngày 26/4/2023, làm việc với Báo Thanh tra, Lãnh đạo UBND quận Bình Tân cho rằng việc này là do sự chỉ đạo của cấp trên?
Cụ Phạm Thị Nở (gần 90 tuổi) sống trong căn nhà này hơn 40 năm nay rất hoang mang bởi bỗng dưng nhà của bà và các con cháu bị thu hồi. Ảnh: Ngân Nga
Gia đình liệt sỹ, người già kêu cứu
Những hộ dân cho biết, hơn 40 năm, 8 hộ gia đình sinh sống yên ổn, không tranh chấp với ai, nhưng hơn 3 năm nay, bỗng dưng bị UBND quận Bình Tân ngăn chặn giao dịch và thu hồi GCNQSDĐ khiến 45 con người trong đại gia đình cụ Nguyễn Văn Nhờ rơi vào cảnh bế tắc và bất an.
Đáng buồn nhất là gia đình của liệt sỹ Lâm Văn Bùi. Những ngày cả nước đang hân hoan kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước thì ông Nguyễn Minh Phong (là con trai liệt sĩ Lâm Văn Bùi) đôn đáo ngược xuôi gõ cửa các cơ quan pháp luật để tìm công lý, bởi mảnh đất hương hỏa duy nhất của mẹ ông để lại đã bị chính quyền ngăn chặn.
Ông Phong là con trai cả của liệt sỹ Lâm Văn Bùi (hy sinh năm 1967 tại chiến trường Ấp Bắc, tỉnh Tiền Giang). Khi người cha hy sinh, mẹ con ông Phong được bác ruột là cụ Nguyễn Văn Nhờ cưu mang, giúp đỡ. Sau đó cụ Nhờ lập giấy phân chia đất ở cho mẹ con ông Phong là bà Hồ Thị Bé (em dâu ông Nhờ, cũng là vợ liệt sỹ Lâm Văn Bùi).
Trước khi mất, cụ Hồ Thị Bé chuyển nhượng cho ông Phong, GCN thửa đất số CH02029 cấp ngày 29/9/2014 tại thửa số 527, tờ bản đồ số 61 (TL2005), với diện tích 34,2m2, số nhà 474 Kinh Dương Vương. Ông Phong đã sinh sống ổn định từ năm 1980, đến năm 2020, bất ngờ nhận tin sổ đỏ của ông bị UBND quận Bình Tân ngăn chặn giao dịch cùng các thửa đất khác tại Văn bản 824/UBND ngày 20/3/2020 về ngăn chặn việc giao dịch, đăng ký QSDĐ đối với 12 GCNQSDĐ.
Vì đất bị ngăn chặn nên ông Phong không thể cho thuê, không thể thế chấp khiến cuộc sống vô cùng khó khăn.
Còn cụ Phạm Thị Nở (là vợ cụ Nhờ), gần 90 tuổi, ở cái tuổi “gần đất xa trời” đang phải sống trong cảnh bất an, lo sợ bởi mảnh đất vợ chồng cụ tạo lập từ sau giải phóng, sinh sống cùng con cháu mấy chục năm, nay có thể bị ai đó “cướp” mất.
Ông Phong và những hộ dân cho biết, UBND quận Bình Tân nại ra các lý do hết sức phi lý để cố tình ngăn chặn, thu hồi GCNQSDĐ.
Một là, ngăn chặn để giải quyết khiếu nại của bà Lê Thị Hồng Phượng (nhưng thực tế gia đình không được biết gì về khiếu nại này); hai là thu hồi một số GCNQSDĐ vì một phần đất nằm trong quy hoạch của năm 2007 và 2019, trong khi quy hoạch này chưa được Thành ủy, HĐND, UBND TP HCM thông qua và phê duyệt; ba là, thu hồi vì nằm ngoài ranh của Quyết định 72 năm 1993 của huyện Bình Chánh.
Điều đáng nói, sau khi ra Quyết định 72 thì huyện Bình Chánh đã thừa nhận thiếu sót, sai thẩm quyền và sau đó được thay thế bằng Quyết định 493/QĐ-UBND ngày 27/1/2014 của UBND TP HCM. Đến thời điểm này, Quyết định 493/QĐ-UBND chưa bị thay thế, hủy bỏ, thu hồi, vẫn còn hiệu lực pháp luật.
Trong Quyết định 493/QĐ-UBND có ghi rõ, chấp thuận cho gia đình cụ Nguyễn Văn Nhờ (chồng cụ Nở) tiếp tục sử dụng phần đất 1.191,53m2 (2.000m2- 808,47m2) đã được UBND huyện Bình Chánh (cũ) giao vào thời điểm năm 1993 và sau khi đã mở rộng, nâng cấp đường Hùng Vương (hiện nay là đường Kinh Dương Vương), mở rộng nâng cấp đường Tên Lửa. Cụ Nhờ phải lập thủ tục SDĐ và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật hiện hành.
Đối với phần diện tích đất do Nhà nước quản lí 1.406,57m2 (2.598,10m2 - 1.191,53m2) không thuộc lộ giới hiện do cụ Nhờ và các hộ đang sử dụng: Chấp thuận giao cho các hộ sử dụng và phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật hiện hành.
Đối với phần diện tích đất 833,30m2 thuộc lộ giới 2 đường Kinh Dương Vương và đường Tên Lửa: Giao UBND quận Bình Tân tiếp tục quản lí và tạm thời giải quyết cho cụ Nhờ và các hộ sử dụng như hiện trạng tại Bản đồ số: 9668/ĐĐBĐ-VPTP ngày 18/10/2013. Khi Nhà nước thực hiện quy hoạch, các hộ phải tự tháo dỡ nhà, công trình xây dựng bàn giao mặt bằng và không được bồi thường, hỗ trợ thiệt hại đất (Điều 1).
Sau khi được cấp GCNQSDĐ, các hộ gia đình đã thực hiện nghĩa vụ thuế cho Nhà nước, các hộ đã thực hiện trả phần đất nằm trong quy hoạch và nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng khi mở rộng đường Kinh Dương Vương.
“Văn bản 493/QĐ-UBND của UBND TP HCM vẫn còn hiệu lực pháp luật, là căn cứ pháp lý cao nhất của UBND TP ban hành để sau đó UBND quận Bình Tân cấp 12 GCNQSDĐ cho chúng tôi. Vì sao bây giờ lãnh đạo UBND quận “lội ngược dòng” nói là cấp sai? Chuyện sai, đúng cần cơ quan pháp luật kết luận, sao có thể dựa vào ý chí cá nhân của ai đó để áp đặt làm mất quyền, lợi ích hợp pháp của người dân?”, ông Phong bức xúc.
Bà Lê Thị Hồng Phượng là ai?
Ông Nguyễn Minh Phong cho biết, tại Văn bản 824/UBND ngày 20/3/2020 UBND quận Bình Tân ngăn chặn giao dịch với lý do để kiểm tra, rà soát, thu thập chứng cứ làm rõ nội dung khiếu nại của bà Lê Thị Hồng Phượng là hoàn toàn không hợp lý.
Bởi lẽ, trước đó, UBND TP HCM đã có nhiều văn bản trả trả lời đơn thư khiếu nại của bà Phượng (đại diện cho bà Trần Thị Đê) khẳng định: “Việc bà Đê dựa vào tài liệu bằng khoán của chế độ cũ để đòi quyền sở hữu đất là không đúng pháp luật. Bà Đê cũng không có quá trình SDĐ, không đăng ký, không thực hiện nghĩa vụ thuế từ năm 1975 đến nay nên việc đòi lại đất là không có cơ sở để giải quyết”.
Hơn nữa, do bà Đê đã chết (ngày 23/6/2003) nên theo quy định Luật Dân sự thì việc ủy quyền này đã chấm dứt. Vì vậy, bà Phượng không còn đủ tư cách đại diện để gửi đơn khiếu nại và không có cơ sở để ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Được biết, trước năm 1975, bà Trần Thị Đê có sở hữu phần đất 16.000m2 đất ruộng.
Sau ngày 30/4/1975, UBND thị trấn An Lạc tiếp quản, sau đó UBND TP HCM giao cho Ban Kiến thiết Bến xe Miền Tây, phần còn lại giao UBND huyện Bình Chánh quản lý. Năm 1979, phần đất này được UBND quận Bình Chánh giao cho nhiều hộ dân tự cải tạo thành khu dân cư, trong đó có hộ ông Nhờ sử dụng ổn định cho đến ngày nay.
Theo chỉ đạo của thành phố nên chưa kịp xin ý kiến dân?!
Liên quan đến vụ việc, ngày 26/4/2023, làm việc với chúng tôi, lãnh đạo UBND quận Bình Tân cho biết, việc UBND quận Bình Tân ra Văn bản 824/UBND là theo sự chỉ đạo của UBND TP HCM. “Khi nhận được lệnh của UBND TP thì chúng tôi tiến hành ngay, trước khi ra văn bản này chúng tôi chưa kịp lấy ý kiến nhân dân, chưa mời dân họp nhưng do tình thế khẩn cấp nên chúng tôi không còn cách nào khác…”.
Liên quan đến các quyết định thu hồi GCNQSDĐ của 8 hộ dân, bà Diệu cho rằng, UBND quận căn cứ vào Quyết định 72/QĐ-UB ngày 15/3/1993 của huyện Bình Chánh và căn cứ vào quy hoạch nút giao thông đường Kinh Dương Vương, vành đai trong và quy hoạch công viên cây xanh của UBND của quận Bình Tân.
“Thực sự những gia đình này là chỗ quen biết nhiều năm nay với chúng tôi, một số người trong đó là đảng viên lâu năm, một số là cán bộ của ủy ban quận, trước đây cụ Nhờ còn là lãnh đạo công an, viện kiểm sát của quận Bình Tân nên khi ký quyết định tôi rất khó xử, nhưng tôi cũng không thể trái lệnh cấp trên”, lãnh đạo UBND quận thông tin.
Khi chúng tôi đề cập xin tiếp cận các văn bản của UBND TP HCM thì bà Diệu cho biết đó là những văn bản mật không thể cung cấp!
Chúng tôi cho rằng chỉ liên quan đến việc ngăn chặn, thu hồi đất của dân, vì sao ban hành công văn mật, thuộc danh mục nào, cấp độ nào thì bà Diệu nói "cấp trên đóng dấu mật thì quận thực hiện theo quy định của mật". Bà cho biết, đã đề nghị giải mật nhưng thành phố chưa có phản hồi.
Điều hết sức ngạc nhiên, đó là các văn bản của cấp trên chỉ yêu cầu “giữ nguyên hiện trạng phần đất liên quan đến khiếu nại của bà Lê Thị Hồng Phượng để xác minh, kiểm tra”. Tuy nhiên, UBND quận Bình Tân lại gấp gáp ban hành văn bản ngăn chặn chuyển QSDĐ và thu hồi GCNQSDĐ của 8 hộ dân trong gia đình cụ Nguyễn Văn Nhờ.
Được biết, phần đất liên quan đến khiếu nại của bà Phượng có diện tích 16.000m2, không chỉ có giao cụ Nhờ mà còn một phần giao Bến xe miền Tây và các hộ dân khác hiện đang sinh sống.
Con cháu cụ Nhờ thắc mắc: Vì sao UBND quận Bình Tân bất chấp pháp luật “làm tới bến” khi chưa có kết luận đúng sai của cơ quan có thẩm quyền? Liệu có uẩn khúc gì ở đây khi quận Bình Tân chỉ ngăn chặn, thu hồi GCNQSDĐ đối với gia đình cụ Nhờ còn các hộ khác lân cận thì không?
Trong một diễn biến khác, liên quan đến đơn khởi kiện của ông Nguyễn Minh Phong lên Tòa án nhân dân TP HCM. Sau 2 năm, Tòa án nhân dân TP HCM đã xét xử nhiều lần, hẹn người khởi kiện nhiều lần nhưng không tuyên án, đến ngày 21/3/2023 tiếp tục hoãn vì lý do một hội thẩm bệnh và hẹn ngày 27/4. Tuy nhiên, khi ông Phong và gia đình đến, tòa lại tiếp tục hoãn không lý do.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Với số lao động đăng ký vỏn vẹn có 5 người, tuy nhiên ít ai biết rằng, trong khoảng 2 năm qua, Thương mại Nhật Anh là nhà thầu quen mặt tại Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông, khi doanh nghiệp chỉ tham gia các gói thầu do Ban Duy ty mời thầu.
Thanh Giang
(Thanh tra) - Một đối tượng vận chuyển 34 cây gỗ giáng hương bất hợp pháp, nhưng Hạt Kiểm lâm huyện Ea Súp đã tắc trách, không xử lý đúng quy định. Thậm chí, còn trả lại 26 cây giáng hương bất hợp pháp này.
Nhóm Phóng viên
Quang Dân
TKBT
PV
Hương Trà
Trần Quý
Trần Quý
Nam Dũng
T.Vân
Hải Hiếu
PV
Hoàng Nam
Trung Hà
T.Thanh