Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngân Nga
Thứ sáu, 21/04/2023 - 22:07
(Thanh tra) - Hàng chục gia đình sinh sống ổn định hơn 40 năm tại tổ 1, phường An Lạc A, quận Bình Tân hết sức bất ngờ vì bị UBND quận ngăn chặn giao dịch và thu hồi 12 giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất (QSDĐ). Điều đáng nói, cơ quan chức năng không lấy ý kiến nhân dân, không hủy bỏ, thu hồi quyết định giao đất trước đó, không có phương án giải tỏa, đền bù... mà chỉ lấy những lý do từ “trên trời rơi xuống”.
12 thửa đất của 08 hộ gia đình bất ngờ bị UBND quận Bình Tân thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ảnh: Ngân Nga
Những quyết định từ “trên trời rơi xuống”.
Người dân cho biết, năm 2020, 8 gia đình (trú tại đường Kinh Dương Vương, khu phố 1, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM) vô tình phát hiện những thửa đất mình đang ở đã bị Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) quận Bình Tân tạm thời ngăn chặn giao dịch.
Sau khi phát hiện, các hộ dân đồng loạt kiến nghị lên UBND quận Bình Tân thì quận ban hành công văn ngăn chặn đăng ký, chuyển QSDĐ.
Ông Nguyễn Văn Bộc cho biết có 2 căn nhà số 472 và số 498-500 đường Kinh Dương Vương (thuộc phường An Lạc A) đã được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ năm 2014. Hai căn nhà này là tài sản của cha mẹ vợ ông là cụ Nguyễn Văn Nhờ và Phạm Thị Nở được Nhà nước cấp từ năm 1979, sau đó vợ chồng ông được thừa kế và sở hữu nhiều năm nay.
Đầu năm 2020, khi ông đến phòng công chứng để giao dịch thì được công chứng viên cho biết, 2 căn nhà của ông bị Phòng TN&MT tạm thời ngăn chặn giao dịch.
Ông hết sức bàng hoàng không hiểu lý do bị ngăn chặn, bởi từ trước nay gia đình sinh sống yên ổn, không có tranh chấp với ai.
Kế đó, ông Nguyễn Văn Ngọc (trú tại số nhà 484-486 đường Kinh Dương Vương) cũng rơi vào tình trạng tương tự. Khi ông ra phòng công chứng để giao dịch cho thuê nhà thì được biết căn nhà đã bị ngăn chặn giao dịch bởi Công văn 715/TNMT ngày 27/2/2020 của Phòng TN&MT.
Tại thời điểm phát hiện sự việc, gia đình ông Ngọc khiếu nại, thì ngày 20/3/2020, UBND quận Bình Tân tiếp tục ban hành Công văn 824/UBND về việc ngăn chặn việc đăng ký, chuyển QSDĐ đối với 12 GCN QSDĐ đã cấp cho ông Nguyễn Văn Nhờ và các hộ dân. Lý do ngăn chặn là để kiểm tra, rà soát và thu thập chứng cứ làm rõ nội dung khiếu nại của bà Lê Thị Hồng Phượng.
Ông Ngọc bức xúc: Chúng tôi hết sức bất ngờ, bởi 12 thửa đất chúng tôi đang sử dụng đã được cấp chủ quyền, nhiều năm không ai tranh chấp, việc bà Phượng nào đó khiếu nại không ai hay biết. Nếu có vấn đề gì về pháp lý của những thửa đất, tại sao cơ quan chức năng không thông báo trước cho người dân biết? Tại sao không một cuộc họp bàn nào với dân, không lấy ý kiến nhân dân mà âm thầm ngăn chặn giao dịch? Việc làm này phải chăng đang thể hiện tính áp đặt, duy ý chí của cán bộ quận Bình Tân?
Bất chấp khiếu nại của công dân, năm 2021, 2022, UBND quận Bình Tân ban hành các quyết định thu hồi 09 GCNQSDD và 03 thửa đất còn lại không bị thu hồi nhưng bị ngăn chặn các hoạt động giao dịch tại Quyết định số 824/UBND ngày 20/3/2020.
Sinh sống 40 năm vẫn có thể bị “mất đất”
Về nguồn gốc đất, cha ông Bộc, ông Ngọc là cụ Nguyễn Văn Nhờ (đã mất năm 2019) về công tác tại Công an huyện Bình Chánh, do gia đình khó khăn, đông con nên được chính quyền huyện Bình Chánh cấp đất để cất nhà và canh tác.
Theo TL 299/TTg-CP khu đất thuộc thửa 25, tờ bản đồ số 02 (thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh), tổng diện tích sử dụng khoảng 4.200m2.
Năm 1979, UBND huyện Bình Chánh cấp 1.000m2 đất ở, số đất còn lại (đất ruộng và ao) giao cụ Nhờ quản lý sử dụng.
Năm 1980, vợ chồng cụ Nhờ lập giấy tay phân chia nhà ở, đất ở cho các con (có xác nhận của UBND phường An Lạc A ngày 23/12/2004).
Năm 1985, cụ Nhờ xin lập thủ tục xây dựng nhà ở, được Ban Quản lý ruộng đất TP HCM đo đạc bản đồ với diện tích đang sử dụng 3.851m2.
Sau đó, được UBND huyện Bình Chánh cấp 2 thửa đất là Lô 15 và Lô 16 có diện tích lần lượt là 1.880m2 đất trồng rau và 3.151m2 đất thổ cư. Khu đất tiếp giáp với 02 tuyến đường lớn, trong đó: tuyến chính Quốc lộ 4 (nay là đường Kinh Dương Vương); tuyến phụ đường Giày Da (nay là đường Tên Lửa).
Ngày 13/7/2000, UBND TP HCM ban hành Quyết định 4750/QĐ-UBND, chấp thuận cho gia đình cụ Nhờ được sử dụng thêm phần đất 1.504m2 tại thị trấn An Lạc A, bao gồm 1.000m2 (do huyện Bình Chánh giao năm 1979) và 504m2 do cụ Nhờ có quá trình sinh sống ổn định và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế.
Ngày 17/1/2014, UBND TP HCM ban hành quyết định 493/QĐ-UBND về điều chỉnh quyết định 4570/QĐ-UBND.
Đến ngày 28/4/2014, UBND quận Bình Tân tiếp nhận hồ sơ và cấp 12 GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho cụ Nguyễn Văn Nhờ và các hộ dân.
Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, Quyết định 493/QĐ-UBND ngày 27/1/2014 của UBND TP HCM còn nguyên giá trị mang tính pháp lý cao nhất, là căn cứ để cơ quan Nhà nước cấp GCN QSDĐ. Quyết định này đến bây giờ vẫn còn hiệu lực, chưa bị thu hồi, thay đổi nội dung hoặc hủy bỏ.
Hơn nữa, việc UBND quận Bình Tân cấp 12 sổ đỏ trên là dựa vào các căn cứ pháp lý, phù hợp với quy hoạch, phù hợp các quy định của Luật Đất đai, nếu sai sót thì trách nhiệm trước hết là của lãnh đạo UBND quận Bình Tân và các phòng, ban liên quan. Cơ quan Nhà nước phải tìm cách sửa sai chứ không phải đưa ra những quyết định áp đặt như vậy.
Liên quan đến việc thu hồi 09 sổ đỏ này, UBND quận Bình Tân đưa ra lý do, vì đất thuộc trường hợp không đủ điều kiện được cấp theo điểm d, Khoản 2, Điều 106; Khoản 1, Điều 6 và Khoản 3, Điều 101, Luật đất đai 2013. Được chính phủ quy định tại Điều 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Ngoài ra, một phần diện tích thửa đất nằm ngoài Quyết định 72/QĐ-UB ngày 15/3/1993 của UBND huyện Bình Chánh, không phù hợp với các quyết định quy hoạch chi tiết đô thị được phê duyệt nên không đủ điều kiện được cấp GCN theo khoản 1, Điều 6 và khoản 2, Điều 101, Luật Đất đai năm 2013.
Quyết định 72/QĐ-UB ngày 15/3/1993 của UBND huyện Bình Chánh đã được thay thế bằng các văn bản có tính pháp lý cao hơn do UBND TP HCM ban hành. Không hiểu lý do gì UBND quận Bình Tân căn cứ vào một văn bản của 30 năm trước và đã được hủy bỏ? Hơn nữa, việc quy hoạch đô thị hiện dân chưa được thông qua, chưa được đo đếm, đền bù, giải phóng mặt bằng.
Theo luật sư Lê Minh Hải, Giám đốc Công ty Luật Thành Sen: “Trường hợp bị thu hồi GCN QSDĐ đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai tại điểm d, khoản 2, Điều 106 của Luật Đất đai được quy định tại Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và sửa đổi bởi Khoản 26, Điều 1, Nghị định 148/2020/NĐ-CP. Trong đó có phần thể hiện, việc xử lý thiệt hại do việc cấp GCN trái pháp luật gây ra thực hiện theo quyết định hoặc bản án của tòa án nhân dân. Người có hành vi vi phạm dẫn đến việc cấp GCN trái pháp luật bị xử lý theo quy định tại Điều 206 và Điều 207 Luật Đất đai.
Đáng nói, trong các quyết định thu hồi đã được UBND quận Bình Tân ban hành, không thấy nhắc đến trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp sai đối với 12 GCN này!
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024PV
Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn