Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ai chống lưng cho hành vi chiếm đất công viên xây dựng trái phép ở Cổ Nhuế 1?

Minh Anh

Thứ ba, 12/01/2021 - 22:07

(Thanh tra)- Hàng nghìn mét vuông đất quy hoạch công viên tại khu đô thị thành phố giao lưu (Hà Nội) đang bị các đối tượng ngang nhiên chiếm đoạt và xây dựng các công trình trái phép nhưng không bị chính quyền địa phương xử lý.

Các đối tượng chiếm dụng đất quy hoạch công viên xây dựng công trình trái phép để kinh doanh

Chiếm đoạt đất quy hoạch công viên, đe dọa, đuổi đánh bảo vệ

Khu đô thị thành phố giao lưu (nằm trên địa bàn phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Quốc tế VIGEBA (Công ty VIGEBA) làm chủ đầu tư. Sau nhiều năm triển khai, nơi đây đã hình thành một khu đô thị sầm uất với nhiều diện tích cây xanh, hồ điều hòa.

Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài, tại khu đô thị này diễn ra tình trạng một số đối tượng ngang nhiên “nhảy dù” vào chiếm dụng hàng nghìn mét vuông đất thuộc quyền quản lý của chủ đầu tư khiến việc hoàn thiện công viên bị đình trệ.

Sau khi chiếm dụng đất, các đối tượng này ngang nhiên xây dựng các công trình để kinh doanh kiếm lợi trước sự bất lực của chính quyền địa phương.

Theo tìm hiểu của phóng viên, sau khi phát hiện vụ việc, từ năm 2016, Công ty VIGEBA đã liên tục có báo cáo gửi UBND phường Cổ Nhuế 1, Công an phường Cổ Nhuế 1, UBND quận Bắc Từ Liêm và các đơn vị có liên quan đề nghị xử lý tình trạng trên nhưng không được giải quyết.

Theo một báo cáo ngày 27/3/2017 của Công ty VIGEBA gửi các cơ quan chức năng của quận Bắc Từ Liêm và phường Cổ Nhuế 1, tại ô đất phía Nam dự án, tiếp giáp đường 6m có diện tích khoảng 1.500m2 (đã được công ty giải phóng mặt bằng từ năm 2013) bị lấn chiếm, xây dựng các công trình không phép và thường xuyên gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng tới tiến độ thị công của dự án.

“Vào lúc 21h ngày 13/1/2016, tại khu vực mặt bằng giữa hai công trình xây dựng trái phép nói trên đã bị một số người lạ cắm cọc, đổ bê tông. Khi bảo vệ và cán bộ công ty ngăn cản thì đã bị các đối tượng đe dọa.

Hàng dãy công trình xây dựng trái phép đang kinh doanh rầm rộ nhưng chính quyền không xử lý

Ngày 25/1/2016, khi nhà thầu thi công của dự án tiến hành công tác xây dựng gói thầu cảnh quan ven hồ tại khu vực ô đất nói trên thì đã bị các đối tượng cản trở, đe dọa, ngăn cản thi công…

Tối ngày 14/12/2016, các đối tượng lạ mặt đặt container kích thước 40 feet vào ô đất. Khi công ty tổ chức di dời container ra khỏi dự án thì đã bị cản trở, đe dọa…

Đặc biệt, vào 21h10 ngày 25/3/2017, các đối tượng lạ tự ý cho xe chở gạch tập kết trên mặt bằng nêu trên và lắp dựng 8 khung cột thép, có dấu hiệu xây dựng công trình không phép, sai quy hoạch nhằm chiếm đoạt mặt bằng dự án. Khi bảo vệ công ty ngăn cản thì các đối tượng chửi bới và đuổi đánh gây thương tích…”, báo cáo của Công ty VIGEBA nêu rõ.

Chính quyền, công an ở đâu?

Công ty VIGEBA cũng cho biết thêm: “Các sự việc trên là rất nghiêm trọng, đã xảy ra trong thời gian dài, Công ty VIGEBA đã nhiều lần báo cáo các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Các đối tượng liên tục thi công các công trình không phép, sai quy hoạch để chiếm đoạt đất của dự án và gây mất an ninh trật tự trên địa bàn”.

Theo biên bản kiểm tra hiện trạng ngày 16/1/2017, gồm Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bắc Từ Liêm, cán bộ địa chính phường Cổ Nhuế 1 và Công ty VIGEBA với nội dung: Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo UBND quận Bắc Từ Liêm giao Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND phường Cổ Nhuế 1 và Công ty VIGEBA kiểm tra các khu đất đã giải phóng mặt bằng nhưng đang bị một số người dân chiếm dụng theo báo cáo của công ty.

Kết quả kiểm tra hiện trạng như sau: Khu đất do ông Lê Đức Vụ đang sử dụng. Khu đất này có diện tích khoảng 1.000m2 đã được Công ty VIGEBA giải phóng mặt bằng. Hiện trạng, khu đất này do ông Vụ đang sử dụng để trồng bưởi, có hàng rào bao quanh, có 1 công trình tạm khoảng 10m2.

Khu đất do ông Đỗ Minh Tú đang sử dụng có diện tích khoảng 1.500m2 đã được Công ty VIGEBA hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Hiện trạng khu đất này do ông Tú đang sử dụng có 3 công trình tạm, mái tôn, tường xây gạch, sân láng xi măng.

Những vi phạm của các đối tượng này đã rõ nhưng suốt từ năm 2016 đến nay không bị chính quyền và công an phường Cổ Nhuế 1 xử lý khiến cho tình hình an ninh trật tự tại khu vực này trở lên phức tạp. Suốt từ năm 2016 đến nay, phía Công ty VIGEBA liên tục có hàng chục báo cáo gửi UBND phường, công an phường và quận Bắc Từ Liêm nhưng những vi phạm nêu trên vẫn không bị xử lý.

Một góc khu đô thị thành phố giao lưu

Do không bị xử lý, các đối tượng này ngang nhiên hoàn thiện các công trình xây dựng trái phép và tổ chức kinh doanh trục lợi từ nhiều năm nay khiến cho dư luận không khỏi bức xúc.

Không hiểu vì lý do gì mà UBND phường và Công an phường Cổ Nhuế 1 không xử lý dứt điểm các vi phạm trên?

Phải chăng vì sự yếu kém của chính quyền sở tại nên các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật mới ngang nhiên lộng hành như vậy hay đằng sau đó có điều gì uẩn khúc?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp có vốn 1,5 tỷ, 4 lao động, tham gia loạt thầu trăm tỷ tại UBND huyện Hương Khê

Doanh nghiệp có vốn 1,5 tỷ, 4 lao động, tham gia loạt thầu trăm tỷ tại UBND huyện Hương Khê

(Thanh tra) - Với số vốn khá khiêm tốn 1,5 tỷ đồng cùng số lao động đăng ký là 4 người, thế nhưng, Công ty Sông Ba đã tham gia và trúng 9/9 gói thầu tại huyện Hương Khê, với tổng giá trị trúng thầu hơn 300 tỷ đồng. Đáng nói, đa số các gói thầu doanh nghiệp này góp mặt có tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách rất thấp. Đi kèm với đó, công ty này có cách xoay vòng vốn thú vị.

Quang Dân

11:03 23/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm