Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trách nhiệm thuộc về ai khi bến đò Thái Phú 2 “thất thủ”?

Quang Đông

Thứ năm, 01/04/2021 - 12:48

(Thanh tra) - Sáng ngày 1/4/2021, nhiều người dân xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình và xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã không thể lưu thông qua bến đò Thái Phú 2 do có sự tranh chấp bến giữa “chủ cũ” và “chủ mới”. Nguyên nhân xuất phát từ chính cách điều hành, quản lý “không giống ai” của đội ngũ cán bộ UBND xã Hồng Phong.

Bến đò Thái Phú 2 xã Hồng Phong tạm dừng hoạt động do có sự tranh chấp nguyên nhân từ cách điều hành của cán bộ xã. Ảnh: QĐ

Như Báo Thanh tra đã có bài viết phản ánh, từ năm 1990, ông Trần Văn Điến (SN 1959, trú tại thôn Tương Đông, xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đã ký hợp đồng thuê đất với UBND xã Hồng Phong để kinh doanh bến đò Thái Phú 2 phục vụ nhu cầu đi lại của người dân hai xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình và xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Năm 2013, ông Trần Văn Điến tự bỏ kinh phí 1,4 tỷ đồng trên cơ sở đã hồ sơ thiết kế được phê duyệt để nâng cấp bến đò Thái Phú 2 chuyên chở người và phương tiện ô tô, xe cơ giới.

Đến ngày 31/3/2021, hợp đồng thuê đất ký giữa ông Trần Văn Điến và UBND xã Hồng Phong hết hạn. Do vậy, trước đó vào ngày 14/1/2021, UBND xã Hồng Phong mặc dù không có chức năng làm công tác tổ chức đấu giá nhưng đã tự ý đứng ra tổ chức phiên đấu giá thuê đất tại khu bến đò Thái Phú 2.

Trong quá trình đấu giá, UBND xã Hồng Phong đã không tính toán đến phần giá trị đầu tư còn lại của hộ ông Điến trên phần đất thuê; quy trình đấu giá đã không tuân thủ theo Luật Đấu giá tài sản năm 2016 khiến quyền lợi của hộ kinh doanh bị xâm phạm nghiêm trọng.

Nhiều người dân bức xúc vì không thể lưu thông qua bến đò Thái Phú 2 như thường ngày

Với cách làm sai nguyên tắc của cán bộ xã Hồng Phong đã vô tình đẩy người dân vào vòng mâu thuẫn, xung đột lợi ích, thậm chí mất tình làng nghĩa xóm khi mà “chủ cũ” ông Trần Văn Điến phải tự thỏa thuận phần giá trị tài sản đã đầu tư tại khu vực bến đò Thái Phú 2 với “chủ mới” là ông Trần Mạnh Hùng!

Hậu quả của việc làm “nóng vội” sai nguyên tắc đã dẫn đến việc sáng ngày 1/4, bến đò Thái Phú 2 “tê liệt” tạm dừng hoạt động do có sự tranh chấp. Việc đi lại của người dân hai bên bờ sông Hồng nơi bến đò Thái Phú 2 hoạt động đã không thể diễn ra như thường ngày, làm xáo trộn đời sống dân sinh khi người lao động không thể đến nơi làm việc, học sinh buộc phải nghỉ học.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Thanh tra tại hiện trường trong sáng ngày 1/4 cho thấy, tại khu vực bến đò Thái Phú 2 cùng lúc phà của “chủ cũ” ông Trần Văn Điến và “chủ mới” ông Trần Mạnh Hùng neo đậu tại bến. Rất đông lực lượng chức năng, cán bộ xã và huyện có mặt để ổn định tình hình, trấn an tâm lý bức xúc của người dân khi không thể lưu thông đi lại như thường ngày, nhưng hướng giải quyết thì vẫn đang “dậm chân tại chỗ”!

Cán bộ xã Hồng Phong và huyện Vũ Thư có mặt tại khu vực bến đò trong sáng ngày 1/4

Nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Quang Hùng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: UBND cấp xã không có chức năng tổ chức đấu giá tài sản. Việc UBND xã Hồng Phong tự ý tổ chức đấu giá thuê đất bến đò Thái Phú 2 là không đúng thẩm quyền, sai quy trình đấu giá… Do vậy, chiểu theo Điều 72 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 thì kết quả của phiên đấu giá do UBND xã Hồng Phong tự tổ chức vào ngày 14/1/2021 cần phải hủy bỏ để tổ chức đấu giá lại trên cơ sở đã thẩm định phần tài sản còn lại trên đất mà ông Trần Văn Điến đã đầu tư.

Ở một góc độ khác, UBND huyện Vũ Thư cần sớm có chỉ đạo “nóng” để đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, cũng như việc đi lại thường ngày của người dân khi mà “chủ mới” ông Trần Mạnh Hùng, người được ký hợp đồng thuê đất thông qua phiên đấu giá sai quy định hiện chưa đủ giấy phép để hoạt động bến khách ngang sông. Còn giấy phép hoạt động bến khách ngang sông của “chủ cũ” ông Trần Văn Điến có thời hạn đến ngày 31/12/2021. Quyền lợi của ông Trần Văn Điến khi đầu tư hạ tầng tại khu vực bến đò Thái Phú 2 vẫn chưa được giải quyết.

Được biết, ngày 29/3/2021, Thanh tra huyện Vũ Thư đã tiến hành làm việc với ông Trần Văn Điến để thống nhất các nội dung nêu trong đơn tố cáo.

Ngày 30/3, UBND huyện Vũ Thư đã ban hành Quyết định số 2540/QĐ-UBND về việc thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập đoàn xác minh nội dung tố cáo của công dân.

Báo Thanh tra sẽ theo dõi và tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm